Có đúng Khu Tam Chúc đang tiến tới Di sản Thiên nhiên thế giới?

Có đúng Khu Tam Chúc đang tiến tới Di sản Thiên nhiên thế giới?

VHO- Dư luận đang hết sức quan tâm và đặt câu hỏi, rằng có đúng Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đang dần tiến tới danh hiệu Di sản Thiên nhiên thế giới như một doanh nghiệp đã báo cáo với chính quyền thành phố Hà Nội? Sở dĩ có câu chuyện này là bởi gần đây, nhiều phóng viên báo đài theo dõi lĩnh vực văn hóa truyền nhau thông tin, đồng thời đang cố gắng xác minh liệu thực tế Khu du lịch Tam Chúc có đang xây dựng, trình Hồ sơ khoa học đến UNESCO để xem xét, công nhận nơi đây là Di sản Thiên nhiên thế giới. Vậy thực hư như thế nào?
Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ và Nhân dân

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ và Nhân dân

VHO- Có thể khẳng định rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có những quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt và chưa từng có tiền lệ để cùng đồng hành cùng Chính phủ, người dân trong phòng, chống dịch Covid-19.
Chính nhân - chân tu yêu thương con người cả sau khi mất

Chính nhân - chân tu yêu thương con người cả sau khi mất

VHO- Tin Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch gây chấn động trong giới Phật tử, lương dân và trí thức nước nhà. Đám tang ông không chỉ có giới tăng lữ về viếng mà Nhà nước vị Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đến đưa tiễn.
Chuyện về cái lư hương

Chuyện về cái lư hương

VHO- Hiện TP.HCM đang lấy ý kiến cho việc chỉnh trang khu vực Quảng trường Mê Linh nơi đặt bức tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được dựng từ năm 1967. Gắn với công trình này, đã có một chiếc lư hương bằng đồng để người dân bày tỏ lòng thành bằng hương khói. Cách đây vài năm (2019), vì lý do nào đó có phần khó hiểu, chiếc lư hương đó bị chuyển đi nơi khác khiến người dân không có chỗ để thắp nén nhang cầu Đức Thánh Trần phù hộ cho quốc thái dân an, bờ cõi vững vàng…
Ngăn chặn “hợp lý hoá” dự án

Ngăn chặn “hợp lý hoá” dự án

VHO- Dự án “Nâng cấp, mở rộng và tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông” do UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) làm chủ đầu tư đã đi được chặng đường khá dài, theo cái cách mà hiện nay người ta hay nói là “đẩy nhanh tiến độ” để kịp làm lễ kỷ niệm. Có lẽ chuyện chẳng có gì để bàn nếu như dự án này được chính quyền địa phương, cơ quan chức năng thực hiện đúng quy trình, quy định của Luật Di sản văn hoá và các văn bản pháp lý có liên quan.
Phải trả giá, nếu…

Phải trả giá, nếu…

VHO- Từ điển tiếng Việt giải thích “tự do ngôn luận” là ăn nói và bàn bạc, công dân được tự do bày tỏ ý kiến, và đó là cách hiểu theo ngữ nghĩa đơn thuần, nhưng trên thực tế đời sống xã hội, vấn đề tự do ngôn luận rất phức tạp, không có tiêu chuẩn chung.
Nơi ngõ nhỏ nhưng ám ảnh lớn…

Nơi ngõ nhỏ nhưng ám ảnh lớn…

VHO-  Cách đây độ hai tháng, con ngõ nhỏ cuối đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân là điểm nóng nhất của Hà Nội với hàng trăm ca mắc Covid-19 dồn dập chỉ trong vòng hơn 1 tuần. Chính quyền Hà Nội đã phải di dời hàng nghìn người trong khu vực để giảm mật độ dân cư. Đến cuối tháng 9, toàn khu vực được dỡ phong tỏa, nhưng nếp sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi. Vốn dĩ là đồng nghiệp làm cùng xí nghiệp, lại sống bên nhau nhiều năm, nên cứ gặp nhau là bà con chòm xóm ai nấy vồn vã chào hỏi, nắm tay chuyện trò ríu rít, hỏi han "dăm câu ba điều".
Vận động người dân hạn chế về quê

Vận động người dân hạn chế về quê

VHO- Nhiều người dân cư trú tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai dùng phương tiện cá nhân để về quê sau một thời gian dài giãn cách xã hội. Mặc dù đây là nguyện vọng chính đáng của người dân, nhưng nó không chỉ gây nguy hiểm cho cá nhân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống dịch. Với bao nỗ lực, hiện dịch đã, đang dần được kiểm soát, cuộc sống dần trở lại, vì thế cần làm gì để vận động người dân ở lại.
Xin đừng treo biển !

Xin đừng treo biển !

VHO- Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các địa phương tiếp nhận thông tin người dân về từ vùng dịch trên địa bàn và quản lý chặt chẽ, có thể treo biển tại cửa nhà: “Gia đình có người theo dõi sức khỏe PCD Covid-19”. Sự “có thể” này đang tạo ra những luồng dư luận trái chiều. Người ủng hộ thì cho rằng, công cuộc chống dịch đang ở những trận đánh cuối cùng mang tính quyết định, cần phải bảo vệ thành quả bằng mọi giá. Cho nên, nếu cần thiết, có thể áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn kịp thời những sai sót, bất cẩn để kiểm soát dịch một cách tốt nhất, sát sao nhất, chặt chẽ nhất; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Bởi trong suốt 4 đợt dịch vừa qua, có không ít những cá nhân, tổ chức “thích lội ngược dòng”, lơ là, thiếu ý thức, thậm chí vi phạm pháp luật…
Thế này liệu đến Tết có về đến nhà?

Thế này liệu đến Tết có về đến nhà?

VHO-  Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã truyền tải, phản ánh dày đặc hình ảnh hàng nghìn, hàng chục nghìn người dân đủ độ tuổi từ TP.HCM và nhiều địa phương ở phía Nam trở về quê trên phương tiện cá nhân với bao khó khăn bủa vây. Trong số đó, có những gia đình phải vượt qua chặng đường dài một nghìn đến hai nghìn cây số để hồi hương. Nhưng vì sao họ lại vội vã trở về như vậy thì cho đến nay khó lòng cắt nghĩa cho thật đầy đủ với những nguyên nhân và thông tin thật khách quan.
Thay đổi nhận thức để thắng đại dịch

Thay đổi nhận thức để thắng đại dịch

VHO- Chống dịch như chống giặc là khẩu hiệu nhằm xác định tinh thần đoàn kết, quyết tâm và quyết liệt như trong chiến tranh. Việt Nam chúng ta đã chống dịch với tinh thần như thế. Nhưng quá trình diễn biến của dịch trên thế giới và ở Việt Nam rất khó lường, phức tạp, đợt dịch thứ tư bùng phát đã xóa đi phần lớn thành quả của những đợt trước. Phải chăng “chống dịch khó hơn chống giặc”? Điều này có lẽ bắt nguồn từ sự khác nhau rất lớn về tính chất và “kẻ thù” của hai cuộc chiến.
Thắng không kiêu, bại không nản

Thắng không kiêu, bại không nản

VHO- Thắng không kiêu, bại không nản là bài học từ ngàn đời nay cho mọi người, cho mọi việc và cho mọi hoàn cảnh. Tuy vậy, để thực hiện được bài học này quả không dễ!
Phản ứng “lạ” sau những phát ngôn khó nghe

Phản ứng “lạ” sau những phát ngôn khó nghe

VHO- Từ lâu, TSKH Đoàn Hương có vẻ như không dành nhiều sự thiện cảm lắm cho những cuộc thi tìm kiếm người đẹp, nhất là vô số cuộc thi Hoa hậu xuất hiện dày đặc trong vòng mười năm trở lại đây, ngoại trừ có lần bà làm cố vấn cho một cuộc thi hoa hậu tầm quốc gia. Trong những chương trình phát trên sóng truyền hình hay tại những buổi tọa đàm về chủ đề cuộc thi hoa hậu để tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ, TS Đoàn Hương luôn đứng hẳn về một phía với tư cách là phản biện bằng thái độ có thể nói là hơi gắt. Nói tóm lại, bà không ủng hộ lắm việc tổ chức nhiều cuộc thi hoa hậu...
Cần sớm thể chế bằng pháp luật

Cần sớm thể chế bằng pháp luật

VHO- Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 14- KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là quyết sách rất đúng đắn và kịp thời trong giai đoạn hiện nay để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Văn hóa phản biện

Văn hóa phản biện

VHO-  Phản biện được hiểu theo đúng nghĩa là sự phát hiện chính xác những sai lầm, thiếu sót, sơ hở của một chủ trương, chính sách hay đề tài nghiên cứu cụ thể nào đó; đồng thời tìm ra nguyên nhân và đưa ra gợi ý giải pháp khắc phục hoặc cảnh báo những hệ quả tiêu cực có thể có. Như vậy, phản biện mang tính xây dựng. Nhưng ngày nay dường như nó đang bị lẫn lộn với các ngữ nghĩa gần giống như: Phản bác, chê trách, phủ nhận, chống đối... Đối tượng tiếp nhận phản biện là nơi đưa ra các chính sách, quy định hoặc là tác giả của đề tài nghiên cứu.
“Cách người ta đối xử với nhau đã làm tôi gục ngã”

“Cách người ta đối xử với nhau đã làm tôi gục ngã”

VHO- Hà Nội bỏ lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đúng vào Tết Trung thu và kết quả là hàng ngàn người dân đã đổ ra đường, tập trung ở những nơi trung tâm bất chấp nguy cơ dịch bệnh. Qua đây cho thấy một sự thật nào đó về ý thức phòng dịch của người dân để Hà Nội cần phải thay đổi chiến lược.
Chuyện liên quan đến khối bia ở chùa Thổ Hà

Chuyện liên quan đến khối bia ở chùa Thổ Hà

VHO- Vụ việc vỡ gãy khối bia tứ diện ở chùa Thổ Hà đã không còn tính thời sự nữa xét theo nghĩa tin tức, nhưng nó vẫn đang âm ỉ trong tâm trí của những người trân quý giá trị di sản văn hóa dân tộc. Câu chuyện này rồi đây sẽ được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân cũng như trách nhiệm của các bên liên quan, theo đó đặng đưa ra những khuyến nghị không chỉ riêng đối với di tích này mà bao phủ lên rất nhiều di tích khác, để tránh cho được “vết xe đổ”.
Phim điện ảnh và phim truyền hình: Nhầm lẫn sẽ dẫn đến ứng xử không chuẩn xác

Phim điện ảnh và phim truyền hình: Nhầm lẫn sẽ dẫn đến ứng xử không chuẩn xác

VHO- Có một thực tế là một bộ phận công chúng vẫn chưa thực sự hiểu để phân biệt phim điện ảnh và truyền hình khác nhau cái gì. Làm sao để phân biệt hai thể thức biểu hiện ấy khi chúng đều lấy hình ảnh làm phương tiện truyền tải? Tôi còn nhớ có một cán bộ khi được mời xem bộ phim điện ảnh (thời còn phổ biến phim nhựa) có bản quyền và đang trong quá trình cấp phép phát hành, đã nói với cấp dưới rằng “kiếm cho anh đĩa phim này”. Đề nghị nghe thật hài hước, bởi với phim có bản quyền, việc sao chép mà không được sự cho phép của chủ sở hữu phim là nghiêm cấm dưới mọi hình thức, mọi đối tượng.