Tàu cá thần rời bến

Tàu cá thần rời bến

VH- Tàu cá Thành Công 01 của ngư dân Ngô Thanh Phong vớt được một con cá lạ mà theo tín ngưỡng của làng chài gọi là cá Thần Nam Hải đại tướng quân. Vạn chài Cù Lao Mỹ Tân, Bình Chánh đã làm lễ cúng và chôn cất linh đình. Cả làng vui và cho rằng, suốt năm nay, vạn chài sẽ trúng lớn. Nhưng “vị thần hộ mệnh” cho con tàu này lại chính là Nghị định 67 - tàu vỏ thép, thiết bị điện tử hiện đại và được trang bị giàn lưới rê dài đến 13 km.
Trường Sa ngày mới

Trường Sa ngày mới

VH- Ngày 29.4, tròn 42 năm Trường Sa giải phóng (29.4.1975 - 29.4.2017), song không phải ai cũng tường tận 42 năm trước ở “quần đảo bão tố” ấy, những người lính “áo vằn cánh sóng” trẻ tuổi ở đoàn đặc công Hải quân 126 và Trung đoàn 83, Trung đoàn 131 Công binh Hải quân, đã gác lại tuổi thanh xuân của mình đi giải phóng và xây đảo Trường Sa. Xương máu của họ đã đổ xuống san hô, để Trường Sa ngày nay trường tồn bất tử giữa ngàn khơi Tổ quốc.
“Yết Kiêu” rừng Sác

“Yết Kiêu” rừng Sác

VH- Khoảng thời gian ở rừng Sác, ông được ví như “Yết Kiêu” khi tham gia đánh trên trăm trận và đánh cháy tàu vạn tấn của địch ở Nhà Bè, Cát Lái. Với những chiến công anh dũng của mình, ngày 20 tháng 12 năm 1969, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông chính là Trịnh Xuân Bảng, ở thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Chí làm trai của người con làng biển
Nghệ An: Chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên xây dựng

Nghệ An: Chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên xây dựng

VH- Dự án xây dựng khu chung cư, dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở; Dự án trung tâm thương mại và biệt thự… địa bàn Nghệ An, đặc biệt là TP Vinh dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên triển khai thi công xây dựng gây bất bình trong dư luận.
Xung quanh vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn tại Khánh Hòa: Báo cáo ít để “phủi” trách nhiệm?

Xung quanh vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn tại Khánh Hòa: Báo cáo ít để “phủi” trách nhiệm?

VH- Liên quan đến vụ phá rừng đầu nguồn nghiêm trọng ở xã Khánh Phú (Khánh Hòa), Báo Văn Hóa đã liên tiếp phản ánh trên số báo 2911, ra ngày 8.3, số 2912 ngày 13.3, thông tin mới nhất chúng tôi có được, đơn vị chủ quản rừng là Công ty TNHH Lâm sản Khánh Hòa (Công ty Lâm sản Khánh Hòa) vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa.
Xung quanh vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn tại Khánh Hòa: Có hay không việc “bảo kê”?

Xung quanh vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn tại Khánh Hòa: Có hay không việc “bảo kê”?

VH- Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) như Báo Văn Hóa đã có bài phản ánh trên số báo 2911, ra ngày 8.3, về vấn đề có hay không việc “bảo kê”, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng đầu nguồn, ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Công ty Lâm sản Khánh Hòa thừa nhận, ở xã Khánh Phú chỉ có một con đường duy nhất để ra khỏi rừng, nên ông này cũng không hiểu tại sao rừng bị chặt hạ, gỗ được vận chuyển ra ngoài.
Thầy thuốc của buôn làng!

Thầy thuốc của buôn làng!

VH- Đam mê với nghề thuốc gia truyền, bao năm qua, thầy thuốc Hà Minh Thiện (thôn 12, xã Eadar, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên tìm những cây thuốc quý của núi rừng, chữa lành bệnh cho hàng trăm bệnh nhân nan y.
Những người giữ hội Lệ Bà

Những người giữ hội Lệ Bà

VH- Mỗi năm, đến ngày 11- 12 tháng 2 Âm lịch, làng Thu Bồn Đông (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) lại rộn ràng mở hội Lệ Bà (lễ hội Bà Thu Bồn). Và với những ai đã từng đến, gắn bó với hội Lệ Bà đều dành sự kính trọng, quý mến với 2 con người bao năm gắn bó với lễ hội này.
TP.HCM: Nông dân “rầu” vì mai nở sớm

TP.HCM: Nông dân “rầu” vì mai nở sớm

VH- Đến thời điểm này, nhiều nhà vườn tại khu vực TP.HCM đang “đứng ngồi không yên” vì tình trạng mai nở sớm. Còn đến hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng do ảnh hưởng của triều cường và thời tiết thất thường, tại một số nơi, tỷ lệ mai nở sớm lên tới từ 30-40%, báo hiệu một mùa mai Tết thất thu.
Những cựu binh Gạc Ma cuối cùng và cuộc hội ngộ trong nước mắt

Những cựu binh Gạc Ma cuối cùng và cuộc hội ngộ trong nước mắt

VH- Sau trận chiến bảo vệ Gạc Ma ngày 14.3.1988 làm 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh anh dũng, 8 người còn sống sót bị Trung Quốc giam giữ 4 năm tại Quảng Đông, chiến sĩ công binh Dương Văn Dũng cùng 7 người đồng đội sống sót trở về. Mỗi người đã có một cuộc sống riêng, cuốn theo dòng chảy của hiện tại nhưng ký ức về những ngày máu lửa hào hùng và cả những mất mát hy sinh vẫn theo họ đến tận cuối đời.
Khát vọng về một nhà hát nghệ thuật dân tộc

Khát vọng về một nhà hát nghệ thuật dân tộc

VH- Gần 30 năm lăn lộn nơi xứ người; về nước, trở thành doanh nhân khá thành đạt; nhưng mong muốn, khát vọng cháy bỏng đối với ông đó là xây dựng được một đoàn nghệ thuật để phục vụ du khách, quảng bá văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của dân tộc đến bạn bè quốc tế. Và trung tuần tháng 9 tới đây, nhà hát nghệ thuật của riêng ông – Nhà hát Nghệ thuật Dân gian Á Châu sẽ chính thức có buổi biểu diễn đầu tiên. Ước vọng của ông sau bao năm đã thành hiện thực! Ông là Lê Xuân Thơm - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng.
Về Căn cứ 696, Vùng 2 Hải Quân: Lính biển xây thành Tuy Hạ

Về Căn cứ 696, Vùng 2 Hải Quân: Lính biển xây thành Tuy Hạ

VH- 20 năm ra đời xây dựng và trưởng thành, cán bộ chiến sĩ (CBCS) Căn cứ 696 Vùng 2 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự quốc phòng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị Quân chủng Hải quân khu vực phía Nam; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, nhà giàn, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong mọi tình huống. Đó là niềm tự hào vô bờ bến của những người lính biển giữ rừng Căn cứ thành Tuy Hạ 20 năm qua (27.8.1996-27.8.2016).