“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông

QUỲNH VY; ảnh: QUỐC KHANH

VHO - Bánh giầy của người Mông không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là biểu tượng trong văn hóa cộng đồng, chứa đựng giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc, gắn liền với lòng biết ơn tổ tiên, mong muốn gắn kết giữa con người với thiên nhiên, trời đất.

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 1

Bánh giầy được xem là món không thể thiếu trong ngày lễ, Tết của người Mông nơi vùng cao Tây Bắc. Đối với đồng bào Mông, trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên ngày Tết nhất định phải có món bánh giầy, do đó đến nay bà con người Mông vẫn giữ thói quen này.

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 2

Với người Mông, bánh giầy không chỉ là món ăn quen thuộc mà nó còn giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh. Vì vậy, trong dịp Tết, ở những bản người Mông lại rộn vang tiếng chày, tiếng cối giã bánh giầy đón năm mới.

Ðể làm ra những chiếc bánh giầy thơm,dẻo phải mất rất nhiều công đoạn,đòi hỏi người làm phải khéo léo,công phu và tỉ mỉ với những nguyên liệu chính là gạo nếp nương không bị pha tạp, hạt to đều, thơm và dẻo.

Khi chọn được gạo ưng ý, gạo được mang vo sạch và ngâm nước ấm trong sau đó mới cho vào xôi. Khi xôi chín tới bắc ra cho vào cối giã nhuyễn.

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 3

Quá trình làm bánh giầy thể hiện sự gắn kết phối hợp của nhiều người trong từng công đoạn, diễn ra trong bầu không khí sôi động, vui vẻ. Mỗi người đều có một vai trò nhất định trong quá trình làm bánh như người giã, người đảo bánh, người nặn bánh. Giã bánh không chỉ là dịp giao lưu, gắn kết mà còn là cơ hội cho lớp trẻ học hỏi và lưu giữ những nét đẹp trong văn hoá cộng đồng.

Do đó, chiếc bánh giầy mang ý nghĩa khi dâng cúng tổ tiên bởi nó có sự đóng góp công sức của tất cả các thành viên trong gia đình, được làm từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo sau một năm lao động vất vả.

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 4

Bánh giầy ăn ngon nhất vẫn là khi vừa làm xong, bánh vừa mềm, dẻo, có mùi thơm ngon,hương vị của bánh quyện với mùi của lá dong rừng tạo nên một mùi thơm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. 

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 5

Bánh giầy không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách khi đến thăm nhà. Khi ăn thường nướng trên than hồng hoặc cắt thành từng miếng bánh nhỏ hình chữ nhật rồi cho lên rán phồng thật thơm và hấp dẫn. 

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 6

Đến nay truyền thống làm bánh giầy vẫn là nét văn hóa được cộng đồng người Mông gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ sau nhằm giáo dục, hun đúc về tình yêu quê hương, đất nước, gìn giữ nét văn hóa cội nguồn dân tộc mình. 

“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 7
“Bánh giầy” - nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông - ảnh 8

Đầu Xuân năm mới, nếu có dịp lên vùng cao Tây Bắc, du khách gần xa không chỉ được trải nghiệm những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo, mà còn được thưởng thức bánh giy - món ẩm thực đặc sắc để cảm nhận được đức tính cần cù, chịu khó và lòng mến khách của đồng bào dân tộc Mông.