Lai Châu:

Bảo tồn chữ viết của người Thái ở Than Uyên

QUỲNH VY

VHO - Thời gian qua, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu luôn xác định, bảo tồn chữ viết người Thái là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn. Trong đó, khuyến khích thế hệ trẻ người Thái học chữ dân tộc, động viên, khích lệ các nghệ nhân, già làng, người uy tín tham gia truyền dạy cho con cháu vốn di sản văn hóa quý báu của cha ông.

Bảo tồn chữ viết của người Thái ở Than Uyên - ảnh 1
Lớp truyền dạy góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Than Uyên. Ảnh: Kiều Duy Thế Hoàn

Huyện Than Uyên có 10 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua trang phục, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, ngôn ngữ. Trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số có đời sống văn hóa tinh thần thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa Thái, với phong tục, tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ, múa Xòe, trò chơi dân gian độc đáo và ẩm thực phong phú...

Người Thái có truyền thống lịch sử lâu đời, trong quá trình phát triển, văn hoá dân tộc Thái đã hình thành và phát triển hệ thống chữ viết của riêng mình. Người Thái dùng chữ để ghi chép những kiến thức tự nhiên và xã hội, phản ánh mọi mặt trong đời sống, tập quán, lễ Tết…Hiện nay, trước sự giao thoa giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, thế hệ trẻ không biết hoặc biết rất ít chữ viết dân tộc mình, chỉ còn rất ít người biết nhưng chủ yếu là người cao tuổi.

Thời gian qua, huyện Than Uyên luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc nhằm tạo đà cho du lịch văn hóa phát triển, góp phần xây dựng Than Uyên phát triển toàn diện, bền vững. Chữ viết là một thành tố cơ bản của văn hóa, tuy nhiên, trên thực tế, thành tố này đang có nguy cơ mai một ở một số dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bảo tồn chữ viết của người Thái ở Than Uyên - ảnh 2
Các học viên được Nghệ nhân Lò Văn Sơi trực tiếp truyền dạy chữ viết dân tộc Thái. Ảnh: Kiều Duy Thế Hoàn

Trước nguy cơ mai một chữ viết người Thái và thực hiện Nghị quyết số của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch" giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, huyện Than Uyên luôn xác định, bảo tồn chữ viết người Thái là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn. Trong đó khuyến khích thế h trẻ người Thái  học chữ dân tộc, động viên, khích lệ các nghệ nhân, già làng, người uy tín tham gia truyền dạy cho con cháu vốn di sản văn hóa quý báu của cha ôngKhông chỉ chữ viết mà văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đang được bà con người Thái ở Than Uyên nỗ lực gìn giữ và phát huy.

Mới đây, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Than Uyên đã t chc lớp truyền dạy chữ viết dân tộc Thái cho 30 học viên đang sinh sống tại 2 xã Mường Cang, Hua Nà nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc Thái nói riêng, các dân tộc thiểu số tại huyện Than Uyên nói chung. Xây dựng thế hệ nghệ nhân trẻ, nòng cốt làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn và khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống, giữ gìn được bản sắc, nhất là chữ viết của dân tộc Thái.

Bảo tồn chữ viết của người Thái ở Than Uyên - ảnh 3
Học viên tại lớp truyền dạy chữ viết dân tộc Thái. Ảnh: Kiều Duy Thế Hoàn

Theo kế hoạch, lớp truyền dạy diễn ra trong 50 buổi. Các học viên sẽ được các nghệ nhân am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Thái giới thiệu bảng chữ cái, truyền đạt về cách đọc, cách viết, cách phiên âm, thanh điệu, chữ viết dân tộc Thái, một số đặc điểm khác nhau giữa phương ngữ Tày Đằm và Tày Đó…

Sau khi tham gia lớp tập huấn, các học viên sẽ trở thành hạt nhân nòng cốt, giúp lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc Thái trong cộng đồng, xã hội, góp phần phát triển gìn giữ văn hóa dân tộc.

Đây là hoạt động thiết thực góp phần tiếp tục triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Than Uyên “Về phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc gắn với du lịch cộng đồng giai đoạn 2020-2025” xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Thời gian tới, huyện Than Uyên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, thường xuyên mở lớp truyền dạy các giá trị văn hóa để thế hệ tr tự hào về các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Đồng thời, quan tâm, chỉ đạo phục dựng các lễ hội truyền thống, thành lập các CLB văn hóa dân gian các dân tộc duy trì hoạt động văn nghệ quần chúng, qua đó, tạo điều kiện để các nghệ nhân, quần chúng được sáng tạo, giao lưu, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống.