Điểm sáng gia đình trẻ ở vùng sâu vùng xa

VHO- Dù cuộc sống còn khó khăn, vất vả, nhưng nhiều cặp vợ chồng dân tộc thiểu số luôn có ý thức vươn lên, cùng nhau làm ăn, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đây chính là động lực tinh thần to lớn cho mỗi “tế bào của xã hội” phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Điểm sáng gia đình trẻ ở vùng sâu vùng xa - Anh 1

Gia đình anh Lý Đức Dân được tặng bằng khen trong Chương trình Tuyên dương gia đình trẻ tiêu biểu năm 2022 Ảnh: ĐỨC MINH

Anh Lù Seo Kính (sinh năm 1990) và vợ là Lù Thị Chức (sinh năm 1991), cùng là người dân tộc Nùng ở xã Thàng Tín, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) là một cặp vợ chồng như thế. Năm 2010, hai người tổ chức đám cưới khi anh đang học Trung cấp ngành Quản lý đất đai. Không có vốn liếng, mẹ lại ốm đau, trong khi chồng còn đi học, chị Lù Thị Nguyệt ở nhà ngoại, làm ruộng nương hỗ trợ gia đình. Khi anh học xong trở về, anh chị cũng chỉ làm công việc thuần nông như bao gia đình khác.

Cuối năm 2017, hai vợ chồng anh Kính bàn nhau dựng nhà ở gần bà ngoại, đến đầu năm 2018, anh chị và2 con nhỏ chuyển vào nhàmới. Tại đây, nhờ có sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, hai vợ chồng tham gia các khóa học kỹ thuật chăn nuôi vàphát triển kinh tế… Sau nhiều lần áp dụng khoa học, kỹthuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dù thất bại nhưng cũng không nản, tiếp tục khắc phục và học hỏi rút kinh nghiệm, hiện nay gia tài của anh chị đã có 250 cây mận, chưa kểnuôi gà, lợn, ong mật... “Sau khi học xong cao cấp lý luận chính trị, tôi vềchỉnh trang lại khuôn viên, nhàcửa, áp dụng kiến thức đãhọc vào phát triển kinh tế. Đầu năm 2021, gia đình tôi đăng ký với UBND xã thực hiện làm kinh tế hộgia đình, cải tạo vườn tạp kiểu mẫu như di dời chuồng trại ra xa nhà, tổng chi phí làm cải tạo là 15,9 triệu đồng. Đến tháng 7.2022, tôi vay vốn ngân hàng chính sách để xây bể chứa nước vàthảcárộng 52m2, mua cáchép địa phương, gà, lợn vàcác loại giống rau vềtrồng với tổng sốvốn đầu tư hơn 30 triệu đồng”, anh Lù Seo Kính chia sẻ.

Với những cố gắng và sự ủng hộ hết mực của vợ con, gia đình nội ngoại, anh Kính và chị Chức đã được rất nhiều giấy khen, bằng khen của xã, huyện, trong đó có bằng khen của Đảng bộ huyện Hoàng Su Phìtặng Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ5 năm liền và là một trong 21 gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu được tuyên dương năm 2022. Anh Lù Seo Kính khẳng định, nếu gia đình không đoàn kết, yên ấm thì anh không thểcó kết quả như ngày hôm nay. Với anh, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ tình cảm, hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn, là động lực tinh thần đểanh chị cố gắng vươn lên mỗi ngày. Những hành vi ứng xử của bố mẹ sẽ tác động không nhỏ đến nếp sống, nếp sinh hoạt của con cái, do vậy bố mẹ phải luôn gương mẫu đểcon trẻ noi theo, cả trong học tập, lao động sản xuất, ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống đểxây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc...

Cũng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, gia đình anh chị Lý Đức Dân (1993, dân tộc Tày) và Mùng Thị Thu Thuỷ (sinh năm 1996, dân tộc Tày) ở thôn Nà Toong, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên cũng được bà con xung quanh kính trọng, nểphục. Anh Dân luôn tự hào về mảnh đất quê hương, yêu màu xanh bạt ngàn của chè và mong muốn gắn bó, khởi nghiệp từ cây chè trên chính nơi mình sinh ra và lớn lên. “Đó là lý do sau khi tốt nghiệp Đại học tôi không lập nghiệp nơi khác như bạn bè mà trở về quê lập nghiệp”, anh Dân chia sẻ.

Theo lời kể của người thanh niên dân tộc Tày, năm 2016, anh lập gia đình và xác định cùng vợ gắn bó và phát triển từ cây chè. Anh vận động bà con liên kết, thành lập HTX Trồng và chế biến chè Thanh Thủy gồm 13 thành viên, chủ yếu sản xuất, chế biến chè với quy mô 150 ha tại 4 thôn: Nà Toong, Cốc Nghè, Nặm Ngặt và Lùng Đoóc (xã Thanh Thủy); tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân hằng tháng từ 4 - 6 triệu đồng/người. Với những kiến thức đã học, nhận thấy nhu cầu của thị trường về chè sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, năm 2020, gia đình anh lại đồng tâm hiệp lực, mạnh dạn tham gia thi Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (hay còn gọi là Chương trình OCOP); sản phẩm chè 200gram của HTX Thanh Thủy đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP (3 sao), được nhiều người biết đến hơn và đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm cho đơn vị. Ngoài ra, từ năm 2018, vợ chồng anh đầu tư thêm về chăn nuôi lợn thương phẩm, trung bình 10-20 con/lứa và gà thả đồi từ 600-1.000 con. Chưa hài lòng với kết quả này, anh chị tiếp tục tự học hỏi, tham khảo, rút kinh nghiệm đểduy trì nuôi đàn gà đẻ lấy trứng thường xuyên từ 50 - 150 con. Năm 2021, gia đình anh chị quy hoạch lại toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi đểđảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó đem lại thu nhập ổn định cho gia đình đạt 150 triệu đồng/năm.

Nói hạnh phúc gia đình, anh Lý Đức Dân khẳng định, mái ấm chính là mục tiêu cuối cùng mà họ hướng đến, nếu có kinh tế nhưng gia đình không hạnh phúc thì cũng chưa phải là thành công. Do đó, vợ chồng, con cái phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, vun đắp yêu thương từ những hành động nhỏ mỗi ngày đểmái ấm ngày càng bền chặt. 

Cần nhân rộng và tuyên truyền về các gia đình hạnh phúc tiêu biểu

Bộ VHTTDL đã phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước để tổ chức các lễ phát động PCBLGĐ, đặc biệt từ năm 2021, Bộ VHTTDL đã ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, những tiêu chí này đã góp phần mạnh trong việc tuyên truyền, khắc phục trình trạng bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, để từ đó góp phần từng bước ngăn chặn và xóa bỏ bạo lực gia đình. Việc nhân rộng các gia đình dân tộc thiểu số điển hình hạnh phúc, thực hiện các tiêu chí ứng xử trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình là việc làm rất cần thiết để tạo sự lan tỏa cho toàn xã hội
(Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS Trần Tuyết Ánh)

THẢO LAM

Điểm sáng gia đình trẻ ở vùng sâu vùng xa - Anh 2

 

Ý kiến bạn đọc