Bộ VHTTDL lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
VHO- Ngày 26.11, Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã có buổi làm việc với đại diện Ủy ban xã hội Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tiếp thu ý kiến góp ý cho các nội dung của Dự thảo. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì buổi làm việc này.
Toàn cảnh buổi làm việc
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chủ trì buổi làm việc
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết có rất nhiều những nội dung quy định của dự thảo liên quan trực tiếp tới trách nhiệm của các Bộ, ngành này, chính vì vậy Ban soạn thảo muốn lắng nghe để có thể đưa ra những nội dung của dự thảo luật phù hợp với tình hình thực thi pháp luật hiện nay.
Tại buổi làm việc, các ý kiến của các đại biểu đều cho rằng sau 1 năm kể từ khi Hội đồng thẩm định Hồ Sơ lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Ban soạn thảo Dự thảo Luật đã kịp thời xây dựng Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã tháo gỡ được nhiều bất cập đã tồn tại lâu nay trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), đưa ra những quy định nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình, các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về PCBLGĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện PCBLGĐ. Căn cứ vào Dự thảo, Luật PCBLGĐ sửa đổi có tác dụng “đi tắt, đón đầu” ngăn ngừa PCBLGĐ với nhiều điểm mới được xác định như: Nhận diện được đúng, đầy đủ các hành vi BLGĐ; Quy định rõ nguyên tắc, hình thức, nội dung và đối tượng của truyền thông, giáo dục về PCBLGĐ; Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng công tác hòa giải trong PCBLGĐ; Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ; Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm phối hợp trong triển khai nhiệm vụ PCBLGĐ; Quy định rõ các điều kiện đảm bảo cho công tác PCBLGĐ, trong đó Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hằng năm trong Nghị quyết phải có danh mục phân bổ kinh phí chi cho lĩnh vực gia đình (trong đó có PCBLGĐ); Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và PCBLGĐ…
Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết Ánh báo cáo về những điểm mới trong nội dung Dự thảo Luật
Các đại biểu phát biểu đóng góp tại buổi làm việc
Các đại biểu cũng đã có những đóng góp cụ thể chi tiết cho các điều, khoản và các từ ngữ, khái niệm sao cho sát hơn với thực tiễn trong lĩnh vực và trách nhiệm của từng bộ, ngành. Đồng thời cũng đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc về một số những nội dung như luật có nên áp dụng với cả những trường hợp vợ, chồng đã ly hôn hoặc chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn hay không? Việc hòa giải tại cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng trong phòng, chống bạo lực gia đình cần phải tăng trách nhiệm tránh trường hợp kéo dài hoặc giải quyết không triệt để; Cần có Quỹ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là việc làm cần thiết nhưng cũng cần quy định cụ thể hơn; Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Công an trong việc phối hợp xử lý các vụ việc bạo lực gia đình;Việc áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải đảm bảo tính logic, phù hợp hơn...
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại diện Ủy ban xã hội Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại buổi làm việc, đồng thời cũng đề nghị tiếp tục đồng hành phối hợp với Bộ VHTTDL nghiên cứu kỹ, sâu các nội dung, chi tiết quy định cụ thể để tiếp tục hoàn thiện để có một Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) thực sự sát với thực tế. Hiện Dự thảo Luật đã được đăng trên cổng Thông tin điện tử Chính phủ và cổng thông tin của Bộ VHTTDL lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Thứ trưởng đề nghị các Bộ, ngành và các đại diện
ĐÀO ANH, Ảnh: TRẦN HUẤN