Bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở Lâm Bình

QUỲNH VY

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3054 /QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại làng, bản văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

 Bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở Lâm Bình - ảnh 1
Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . Ảnh minh họa: T.L

Theo đó, trong Quý IV năm 2024, Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng các lễ hội trên địa bàn tỉnh làm cơ sở lựa chọn địa điểm, học viên và xây dựng nội dung triển khai bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày huyện Lâm Bình.

C thể, tổ chức truyền dạy và thực hành các nghi thức, nghi lễ, trò chơi, trình diễn dân gian trong lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày với s tham gia của 6 nghệ nhân và 80 học viên người dân tộc Tày. Tuyên truyền, phổ biến cho học viên các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướcvề công tác bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững ở địa phương.

Lễ hội Lồng tông là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc người Tày, là tài sản văn hóa tinh thần vô giá, chứa đựng mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân về một cuộc sống yên lành, no đủ. 

 Năm 2013, với những nét văn hóa đặc sắc được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ lễ hội Lồng tông của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng thời, hỗ trợ vật tư, nguyên vật liệu, lễ vật và các vật dung liên quan phục vụ tái hiện nghi lễ, nghi thức, các trò chơi truyền thống, trình diễn dân gian trong lễ hội Lồng tông. Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày.

Bộ VHTTDL yêu cầu thông qua hoạt động bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang phải đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại làng, bản văn hóa truyền thống và chất lượng đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Chú trọng, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững. 

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL và các địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại làng, bản văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tốt đẹp của địa phương, gắn kết các hoạt động bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa phương.

Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.