Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng

NGỌC DIỆP

VHO - Nếu Thành Nhà Hồ là kinh đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự của nước ta dưới triều Hồ, thì Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) là kinh đô thờ tự của vương triều Hậu Lê, biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử hào hùng chống quân xâm lược và xây dựng quốc gia Đại Việt.

Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng - ảnh 1
Nét đẹp truyền thống - không gian Việt

Giữa bao la, mênh mông của núi đồi, với bạt ngàn màu xanh bát ngát của mía, ngô, sắn, lúa, lạc, khoai… trên những cánh đồng tít tắp thẳng cánh cò bay, Thọ Xuân được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình của tạo hóa ban tặng. 

Với cấu trúc địa lý một cách hài hòa giữa núi non, ruộng đồng, sông suối, lại ẩn chứa trong nhiều huyền thoại, đặc sắc nhất là “cố đô Lam Kinh” đầy tính sử thi và hùng tráng. 

Riêng, Lam Kinh được bao phủ bởi “không gian trữ tình” của tạo hóa, những ngọn núi trập trùng, đại ngàn xanh rì, cổ thụ cao niên to tướng cùng với tiếng chim hót và dòng nước chảy róc rách. Nơi còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với “cây đa, giếng nước, sân đình”, bên phải sân Rồng có cây đa thị. 

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây. 

Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng - ảnh 2
Giếng cổ

Đặc biệt, đường dẫn vào hoàng thành có một con sông tên là “sông Ngọc” được ví như “dòng sông của lịch sử”. 

Dòng chảy này bắt nguồn từ Tây Hồ, vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng Việt Dư Địa chí, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn đẹp.

Cùng hơn 200 di tích văn hóa lịch sử của một vùng “đất cổ” thiêng liêng, quê hương phát tích của triều đại nhà Lê, đã ngự trị ngai vàng, giữ vững “quốc thái dân an”, “xã tắc thanh bình” đến 362 năm, qua 26 đời vua Lê. 

Nhận thấy tiềm năng dồi dào, phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch danh lam thắng cảnh tại Thanh Hóa. Và rồi LAMORI Resort & Spa được khai sinh ở “cái nôi di sản”, dần chắp cánh ước mơ, nâng tầm hoài bão phát triển ngành công nghiệp không khói tỉnh nhà sang trang mới. 

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với nắng núi, mưa ngàn thì nay hình ảnh, dáng vấp, khí chất một thời của vùng đất Lam Kinh cổ kính được tái hiện phần nào một cách sống động, chân thực gói trọn trong LAMORI Resort & Spa.

Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng - ảnh 3
Khung cảnh thanh bình bên bờ Hồ Vua Lê

Công trình này không chỉ là cách làm du lịch thuần túy, đây được xem là kiệt tác nghệ thuật “vị nhân sinh” hàm chứa những giá trị giáo dục, ý nghĩa nhân văn gắn liền với bản sắc văn hóa đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân sở tại. 

Vị trí nằm giáp với tuyến tỉnh lộ 506, cách Cảng hàng không Thọ Xuân 11 km và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh khoảng 1,5 km thích hợp liên kết chuỗi các điểm du lịch lân cận, thu hút khách chọn đây làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn trong suốt hành trình về miền di sản Lam Kinh.

Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng - ảnh 4
Thiết kế mở - kết nối với thiên nhiên

LAMORI Resort & Spa có tổng vốn đầu tư lên đến 1.400 tỉ đồng với đa dạng các hạng phòng từ khách sạn cao tầng, cho đến hơn 102 căn Bungalow đẳng cấp, biệt lập; trong đó có “Bungalow trong lòng núi” tuy mới nổi nhưng độc lạ, thu hút sự hiếu kỳ của du khách. 

Mỗi hạng mục công trình thuộc LAMORI Resort & Spa đều mang sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tư duy theo hơi hướng văn hóa truyền thống vừa cầu kỳ, vừa tinh tế, vừa hoa mỹ. 

Cố đô Lam Kinh và tính sử thi hùng tráng - ảnh 5
Nét hiện đại chuẩn sang trọng

Đánh trọng tâm vào phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, lịch sự, tận tâm, tỉ mỉ trong mọi chi tiết. Được biết nguồn nhân lực nhà LAMORI được đào tạo, huấn luyện theo nguyên tắc, quy chuẩn 5 sao, đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ đỉnh cao, tạo ấn tượng khó quên cho du khách. 

 Nếu như di sản vật thể Lam Kinh là chứng nhân lịch sử về quá trình tranh đấu để dựng xây và phát triển của vùng đất, thì LAMORI được ví như “sợi dây” gắn kết con người với quá khứ vàng son một thuở. Từ đó, mang đến một luồng sinh khí mới, sức sống mới kỳ vọng du lịch Thanh Hóa sẽ trở thành “thỏi nam châm” cực hút khách trong tương lai. 

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc