Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch Mỹ Sơn đến năm 2035

THU HOÀI

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản số 2680/UBND-KGVX gửi Bộ VHTTDL nghiên cứu, thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (từ đây gọi tắt nhiệm vụ lập Quy hoạch Mỹ Sơn).

 Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch Mỹ Sơn đến năm 2035 - ảnh 1
Khu đền tháp Mỹ Sơn

Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là khu vực gắn liền với quá trình hình thành, có sự ảnh hưởng đến không gian bảo tồn và phát huy giá trị di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Tổng diện tích khu vực không gian phục vụ công tác nghiên cứu quy hoạch khoảng 30.875 ha bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Duy Xuyên (đã bao gồm diện tích khu vực lập quy hoạch).

Diện tích lập quy hoạch là 1.158 ha. Phạm vi đối tượng nghiên cứu là các di tích gắn với Khu đền tháp Mỹ Sơn như: Trà Kiệu, Bằng An, lưu vực sông Thu Bồn, các di chỉ khảo cổ học và phế tích Champa khác.

Nội dung chính của nhiệm vụ lập quy hoạch di tích cũng xác định rõ đặc trưng di tích với các tiêu chí… Xác định giá trị tiêu biểu về lịch sử, khảo cổ học; kiến trúc nghệ thuật; cảnh quan đa dạng sinh học; giá trị về sử dụng và phát huy văn hóa - xã hội, khoa học, du lịch.

Giá trị, vai trò hạt nhân kết nối, tạo động lực phát triển, khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong hệ thống giá trị văn hóa của tỉnh Quảng Nam, trong hệ thống các di tích Champa ở các tỉnh miền Trung và trong hệ thống các di sản khác trong khu vực.

Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tại khu vực bảo vệ nguyên vẹn, nghiêm ngặt và lâu dài tất cả các dấu vết còn sót lại; các khu vực cần tôn tạo, chỉnh trang các công trình dịch vụ, công cộng, cảnh quan không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác phát huy giá trị khu di tích, trên cơ sở phù hợp với đặc trưng và các giá trị di tích, cảnh quan môi trường thiên nhiên khu vực.

Định hướng phát huy bền vững giá trị di tích đã được UNESCO công nhận gắn với các đặc điểm địa hình cảnh quan và giá trị của di tích, với tư cách là tài nguyên du lịch.

Đồng thời, bổ sung các công trình dịch vụ du lịch mới, chuyển đổi mô hình cây trồng đáp ứng những yếu tố và nhu cầu mới phát sinh trong giai đoạn lập quy hoạch.

Định hướng giải pháp nâng cao trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng. Định hướng các cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển bền vững; cần đề xuất một số cơ chế khuyến khích hình thức đầu tư xã hội hóa, cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư ưu tiên, nhằm hoàn thiện từng bước trong việc bảo vệ các đặc trưng và giá trị di tích theo từng giai đoạn.

Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới, quy hoạch kiến trúc cảnh quan một số khu vực di tích trọng tâm; đề xuất giải pháp phục hồi, tôn tạo di tích; tôn tạo cảnh quan xung quanh di tích.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc