Những "bông hoa" trong vườn thi đua yêu nước của ngành VHTTDL

VHO- Dưới đây chỉ là một số bông hoa đẹp trong vườn hoa thi đua yêu nước của ngành VHTTDL mà Văn Hóa đã lược ghi bên lề Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc 2023.

Động lực to lớn đối với người làm văn hóa

Những

Tôi thấy vui, tự hào khi được đón nhận Bằng khen, ghi nhận những thành tích trong thời gian công tác tại ngành VHTTDL. Với sự đam mê, trách nhiệm, tôi luôn cùng tập thể cán bộ ngành văn hóa tích cực tìm kiếm những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, xây dựng những hoạt động văn hóa tại cơ sở, thực hiện tốt Phong trào TDĐKXDĐSVH, phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Từ đó, góp phần xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh. Tôi nghĩ rằng, với những thành tích còn rất khiêm tốn nhưng bản thân vẫn luôn mong muốn được góp sức xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, khi lắng nghe những lời tâm huyết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đội ngũ những người làm văn hóa có thêm những động lực to lớn để tiếp tục cố gắng.

Hiện nay, khi xã hội phát triển, sự hội nhập càng sâu rộng, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống có nhiều thách thức, nhiều giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một. Ngành VHTTDL Yên Bái tham mưu với tỉnh xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; coi giá trị văn hóa là những tài sản để phát triển kinh tế - xã hội.

(Bà LÊ THỊ THANH BÌNH, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái)

Người làm Văn hóa đều phải là những tấm gương điển hình

Những

Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc là dịp để các cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các gương điển hình cũng như các địa phương khác, từ đó làm tốt hơn nữa nhiệm vụ phát triển văn hóa của địa phương mình. Sau Hội nghị, những người làm văn hóa sẽ có những thay đổi lớn về nhận thức, đặc biệt trong bối cảnh ngành Văn hóa đang xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này thì tất cả những người làm văn hóa đều phải là những tấm gương điển hình, cùng một lòng, cùng một chí hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

(Ông Y KÔ NIÊ, Phó trưởng Đoàn Ca múa dân tộc tỉnh Đắk Lắk)

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm

Những

Tôi rất hạnh phúc vì sau 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, góp phần vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của người Chăm, hôm nay, tôi được ghi nhận là điển hình dự Hội nghị tuyên dương do Bộ VHTTDL tổ chức. Bên cạnh việc chú trọng quản lý, bảo tồn bản sắc văn hóa của người Chăm, với các làn điệu dân ca, điệu trống, kèn hoặc các lễ hội. Có một vấn đề trong xã hội ngày nay là giới trẻ ít đam mê nghệ thuật truyền thống nên tôi chú trọng truyền nghề cho giới trẻ. Sau Hội nghị này, tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa, đề ra các kế hoạch cụ thể để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm…

(Ông THANH PHÁP, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh Bình Thuận )

Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc

Những

Được dự Hội nghị tuyên dương ngày hôm nay là niềm vinh dự lớn với tôi. Sau khi trở về địa phương, tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; tiếp tục đấu tranh phòng, chống các tệ nạn, phục vụ phát triển kinh tế, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trước hết là tuyên truyền cho bà con hiểu biết, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới.

(Ông Hà Văn Du, Trưởng xóm Nà Mèo, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình)

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lự

Những

Tôi rất vui, xúc động và tự hào khi lần đầu tiên được có mặt trong đoàn đại biểu của ngành VHTTDL trên cả nước thành kính báo công dâng Bác. Dân tộc Lự chúng tôi là dân tộc rất ít người, tôi là cán bộ nghỉ hưu, giờ làm nông ở nhà. Khi bản có các cuộc họp, có vấn đề gì bà con không hiểu về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tôi lại tìm hiểu để giải thích, phổ biến giúp đồng bào hiểu, không nghe lời kẻ xấu. Sau khi tham dự Hội nghị này trở về, tôi sẽ tiếp tục tham gia các phong trào ở địa phương, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong đó có lĩnh vực văn hóa để xây dựng quê hương ngày càng no ấm, góp phần bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Lự, đóng góp chung vào sự phát triển của ngành Văn hóa cả nước.

(Ông LÒ VĂN SÂU ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)

Tạo “sức đề kháng” để bài trừ văn hóa phẩm độc hại

Những

Nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre Trần Thị Kiều Tôn chia sẻ, đây không chỉ là thành tích của cá nhân mà còn là của những đồng đội trên “mặt trận văn hóa” của tỉnh. Thời gian qua, Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre đã có nhiều thành tích khi kịp thời tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, tổ chức nhiều hoạt động phát triển văn hóa từ cơ sở.

Một trong những nội dung được bà cùng Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre đặc biệt quan tâm là phòng, chống sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại và thông tin xấu độc, chiêu trò gây tổn thương văn hóa. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, tin giả, tin xấu độc được phát tán, lan truyền với tốc độ chóng mặt; gây tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân và tổn hại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc và các sản phẩm văn hóa độc hại là nhiệm vụ quan trọng được Sở VHTTDL Bến Tre thực hiện thường xuyên. Huy động sức mạnh tập thể và bằng nhiều hình thức tuyên truyền sinh động, lồng ghép yếu tố văn hóa, những người làm công tác văn hóa trên địa bàn tỉnh vẫn ngày ngày nỗ lực tuyên truyền, cùng nhân dân tạo ra “sức đề kháng” để nhận diện, bài trừ văn hóa phẩm độc hại, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh trong đời sống cũng như trên không gian mạng.

(Bà TRẦN THỊ KIỀU TÔN, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre)

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” xây dựng gia đình văn hóa

Những

23 năm trong ngành Văn hóa cũng là ngần ấy thời gian bà Trần Thị Thu Thúy, chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình (Sở VHTTDL TP Cần Thơ) trăn trở suy nghĩ làm sao để nhân lên số lượng những gia đình văn hóa. Cùng với quyết tâm, các cán bộ, lãnh đạo Sở đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều văn bản, kế hoạch để thực hiện hiệu quả công tác gia đình. Cùng với đó, tuyên truyền, cổ động, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để các gia đình hiểu về giá trị, tầm quan trọng của việc xây dựng những gia đình văn hóa, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh.

“Xây dựng gia đình văn hóa được coi là nội dung nòng cốt và luôn được các cấp, các ngành, địa phương trong thành phố quan tâm, dành nguồn lực triển khai thực hiện. Xây dựng gia đình văn hóa đã và đang trở thành phong trào sâu rộng trong các gia đình, dòng họ, làng, thôn, bản, tổ dân phố tại Cần Thơ; tạo sức lan tỏa trong toàn ngành. Ông bà cha mẹ mẫu mực, gia đình hiếu học... là những giá trị văn hóa truyền thống chúng tôi luôn theo đuổi”, bà Thúy bày tỏ. Nỗ lực không ngừng nghỉ, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.000 gia đình văn hóa được khen thưởng trong các hoạt động cuối năm của thành phố.

(Bà TRẦN THỊ THU THÚY, Sở VHTTDL TP Cần Thơ)

 

 

 THU SÂM - ĐÌNH TOÁN - HÀ PHƯƠNG (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc