Từ việc một người bệnh được chi trả 38,3 tỉ đồng

Từ việc một người bệnh được chi trả 38,3 tỉ đồng

VHO- Câu chuyện anh Phan Hữu N, 37 tuổi, mới rời Bệnh viện Chợ Rẫy vào trung tuần tháng 4 vừa qua sau 11 năm điều trị nhiễm trùng do bệnh đông máu Hemophilia A thực sự khiến dư luận quan tâm, chú ý. Bởi sau chừng ấy năm nằm viện điều trị anh N được bảo hiểm y tế chi trả viện phí lên tới 38,3 tỉ đồng.
Lại nói về bảo tồn di tích

Lại nói về bảo tồn di tích

VHO- Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe câu: “Nếu bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn lại ta bằng đại bác”, điều đó cho thấy sự nhạy cảm trong việc xử lý những vấn đề của quá khứ một cách hài hòa trong bối cảnh xã hội đương đại.
Cử chỉ nhỏ làm “tan chảy” cộng đồng

Cử chỉ nhỏ làm “tan chảy” cộng đồng

VHO- Cách đây nhiều năm, những hình ảnh ghi lại cảnh một đoàn học sinh Nhật Bản qua đường, sau đó đồng loạt quay lại cúi đầu, khoanh tay cảm ơn các bác tài xế đã nhường đường cho mình khiến cả thế giới trầm trồ khen ngợi, thậm chí ngưỡng mộ nền giáo dục cũng như văn hóa đất nước Mặt trời mọc.
Nếu những ai yêu quý di sản...

Nếu những ai yêu quý di sản...

VHO- Xung quanh câu chuyện vi phạm nghiêm trọng xảy ra tại di tích quốc gia chùa Đậu, những ai yêu quý di sản văn hóa của các bậc tiền nhân để lại chắc sẽ cảm thấy rất đau xót. Nhưng điều càng gây đau xót hơn là khi phải nghe lãnh đạo UBND huyện, xã, cấp chính quyền trực tiếp quản lý đối với khu di tích này “bất lực” thốt ra những lời mà có lẽ ai đó giàu sức tưởng tượng nhất cũng khó nghĩ ra. Đó là biết vi phạm nhưng không thể ngăn cản được!
Đôi lời góp nhặt về hai giải B

Đôi lời góp nhặt về hai giải B

VHO-  Xin có đôi lời góp nhặt về hai giải B (không có giải A) cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ (2019-2020) vừa được tổ chức trao hôm 9.4. Hai tác giả của sáu bài thơ đoạt giải là Tòng Văn Hân và Nguyễn Văn Song, đều không ở chốn kinh kỳ, đô hội.
Đừng để quá muộn mằn

Đừng để quá muộn mằn

VHO- Trong số báo này, Văn Hóa cùng lúc nêu lên hai câu chuyện nhưng lại có chung một vấn đề: Bảo tồn gắn liền với phát huy, phát triển di sản văn hóa. Một bên là những đình làng Việt ở Hà Nội có niên đại trải qua hàng thế kỷ đang xuống cấp đến mức... không thể xuống cấp hơn được nữa; và một bên là công trình Trại tạm giam Chí Hoà mang trên mình những giá trị lịch sử, giờ đã hết công năng sử dụng thì cần phải ứng xử như thế nào để thế hệ hôm nay, mai sau xem đó là một trong những bằng chứng tội ác không thể chối cãi của thực dân và đế quốc.
Còn cần trông chờ vào “tai mắt” của dân

Còn cần trông chờ vào “tai mắt” của dân

VHO- Những ngày qua, Văn Hóa và nhiều cơ quan báo chí liên tục phản ánh lực lượng chức năng ở một số khu vực biên giới đã bắt giữ nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép. Với tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là một số nước láng giềng xung quanh nước ta thì việc ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh.
Cần “đặc biệt” với bảo vật quốc gia

Cần “đặc biệt” với bảo vật quốc gia

VHO- Mới đây Bộ VHTTDL tiếp tục có văn bản gửi các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia; lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 10 năm 2021. Sở dĩ cần phải nhấn mạnh đến việc Bộ VHTTDL tiếp tục có văn bản về vấn đề này là bởi trước đó Bộ đã có nhiều công văn gửi các địa phương, trong đó đề nghị cần kíp có biện pháp bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia một cách xứng tầm, nhưng sự chuyển biến lại không nhiều.
Chen chúc đổ lỗi cho... thời tiết

Chen chúc đổ lỗi cho... thời tiết

VHO- Cách đây một tuần và ngày hôm qua 21.3, cảnh chen chúc sin sít của hàng nghìn du khách tại Khu du lịch văn hóa tâm linh Tam Chúc (Hà Nam) lại tái diễn trong những “không gian” hẹp. Có dư luận nói rằng, vào cuối tuần qua (thứ Bảy, Chủ nhật), nơi đây vắng vẻ lắm, thưa thớt lắm chứ không như mấy tấm ảnh trên báo chí phản ánh. Tấm ảnh báo chí đó chỉ chụp trong khoảnh khắc nhất định, là vì lúc đó trời mưa nên du khách vào trú nên mới đông như vậy.
Cầu may, cầu phúc vậy được không?

Cầu may, cầu phúc vậy được không?

VHO- Hình ảnh biển người chen vai, thích cánh đến ngộp thở và rất nhiều người không đeo khẩu trang khi đến tham quan, vãn cảnh chùa, chiền, các khu du lịch tâm linh, tín ngưỡng... trong mấy ngày qua khiến dư luận không khỏi giật mình, lo lắng. Bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa mới cơ bản được khống chế, các ca tái dương tính vẫn còn nên nguy cơ dịch quay lại là rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, dưới góc độ bài viết này, vấn đề chúng tôi muốn đề cập là có nên chen lấn, ken kín “như nêm” để cầu phúc, cầu an trong lúc tình hình dịch bệnh đang rình rập xảy ra bất cứ lúc nào liệu có hợp lý?
Đặt niềm tin vào vắcxin!

Đặt niềm tin vào vắcxin!

VHO-  Năm 2001, nước Anh xảy ra tranh cãi khá gay gắt về việc tiêm vắcxin khi Thủ tướng Anh vào thời điểm đó Tony Blair đã từ chối cho biết con trai ông, Leo Blair, ra đời ngày 20 tháng 5 năm 2000 đã tiêm mũi vắcxin có 3 tác dụng phòng sởi, quai bị và rubella chưa? Đây không chỉ là câu chuyện liên quan đến một cá nhân, mà còn liên quan đến khoa học và cả văn hóa. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn rất phức tạp như hiện nay, nhiều quốc gia coi vắcxin là cứu tinh để họ vượt qua dịch bệnh và khó khăn, để nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.
"Vaccine" ý thức

"Vaccine" ý thức

VHO- Trong khi chưa thể tiêm phòng Covid-19 cho tất cả bằng vaccine y tế thì vẫn hiện hữu một loại vaccine khác hiệu quả. Đấy chính là "vaccine" ý thức!
Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản

Xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản

VHO-  Suốt mấy ngày qua, chúng ta đã theo dõi việc xử lý sai phạm trong việc dựng cổng mới ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội). Câu chuyện, dù có vẻ ngã ngũ khi cổng di tích này được chuyển về nguyên trạng, nhưng nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ, không chỉ với di tích này, mà còn đối với nhiều di tích khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Điều đó có nghĩa là, nếu chỉ giải quyết chuyện của riêng đình Tây Đằng mà không rút ra bài học kinh nghiệm cho các di tích khác, thì sẽ có những sai sót xảy ra, không lúc này thì lúc khác, không ở địa điểm này thì ở địa điểm khác.
Khi “đó là chuyện nhỏ”

Khi “đó là chuyện nhỏ”

VHO-  Đến giờ, trong đầu người viết vẫn “lởn vởn” những hình ảnh trong clip “nhậu nhẹt” giữa cô và trò lớp 9 của một trường THCS, xen giữa tiếng hò reo zô… zô… đầy “chuyên nghiệp” của trò là tiếng cổ xúy rất nhiệt tình của cô giáo chủ nhiệm. Các em mới chỉ là học sinh cấp II, để các em tiếp xúc với bia rượu đã là không thể chấp nhận, đằng này cô còn uống cùng, cổ vũ và quay lại chiếu nhậu tưng bừng ấy rồi “pốt” lên mạng xã hội thì càng khó hiểu. Cảnh tượng ấy khiến dư luận dậy sóng suốt những ngày qua, còn bản thân người viết thì thấy thật sự ám ảnh và không thôi xuất hiện vô vàn câu hỏi chát chúa…
Đừng làm thế với di tích quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng!

Đừng làm thế với di tích quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng!

VHO-  Thế nhưng, vào một ngày đẹp trời trong dịp Tết Tân Sửu vừa qua, người ta đã rất hồn nhiên xen lẫn thực dụng “cấy đặt” vào đây chiếc hai cánh cửa mang bóng dáng kiến trúc bên Âu châu, nhằm ngăn chặn không cho gia súc vào chốn linh thiêng. Xét về độ thực dụng như thế thì nhiều người có thể chấp nhận, rằng trước đây cổng đình chỉ với hai trụ liền tường, có tiết diện hình vuông, không có “cửa đóng then cài” nên bây giờ làm luôn hai cánh cửa kiểu biệt thự cho nó “uy nghi”, lại ngăn được những vị khách không mời mà đến.
Thêm tấm gương bình dị mà cao quý

Thêm tấm gương bình dị mà cao quý

VHO-  Khi xem những hình ảnh em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12A Tòa nhà 60B Nguyễn Hưy Tưởng, chắc không chỉ riêng một mình tôi, mà sẽ có rất nhiều người thấy thót tim, và cảm giác òa lên sung sướng khi em bé được anh thanh niên Nguyễn Ngọc Mạnh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) cứu sống bằng sự dũng cảm của mình. Sẽ có nhiều người coi thanh niên đó chính là một anh hùng, trong khi, tôi tin, bản thân anh ấy coi đó là một hành động đương nhiên, không chút suy nghĩ cho bản thân, chẳng vì mong muốn trở thành người hùng. Và đó chính là điều chúng ta đánh giá cao ở nghĩa c ử cao đẹp này!
Năng lượng “diệu kỳ” của lòng nhân ái

Năng lượng “diệu kỳ” của lòng nhân ái

VHO- Cha ông ta xưa có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Lá lành đùm lá rách” như một cách diễn ngôn về tình cảm giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, và đây cũng trở thành một tính cách tốt của người Việt.
Hãy để cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Hãy để cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

VHO-  Thời gian gần đây có nhiều đối tượng lợi dụng quyền được ghi âm, ghi hình lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) khi làm nhiệm vụ để tung lên mạng xã hội. Mục đích chủ yếu là chống đối, gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thực thi công vụ. Có nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này. Một số cho rằng người dân có quyền giám sát lực lượng CSGT nên việc ghi âm, ghi hình rồi phát trực tiếp lên mạng xã hội là không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình, vì người dân có quyền giám sát nhưng không được lạm dụng quyền này để cản trở hoạt động nghiệp vụ, xâm phạm các quyền về hình ảnh cá nhân.
Để tháng Giêng không còn là tháng ăn chơi

Để tháng Giêng không còn là tháng ăn chơi

VHO-  Chúng ta đã quá quen thuộc với câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi!”. Và trên thực tế, trong nhiều năm trước đây, việc khởi động công việc chậm chạp trong tháng Giêng là chuyện có thật. Những công điện của Thủ tướng, văn bản chỉ đạo của ngành văn hóa, của các địa phương trong việc nghiêm cấm sử dụng xe công đi lễ, đốc thúc công việc đầu năm cứ “đến hẹn lại lên” như là một cảnh báo cho thấy “tháng ăn chơi” bắt đầu một cách tai hại như thế nào!