Huyện Ba Tơ cách Thành phố Quảng Ngãi 40km về phía Tây, được xem là vùng đất nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm Hrê ở làng Teng. Ảnh Vương Quốc Du khách đến Ba Tơ tìm hiểu văn hóa truyền thống Hrê, tham gia các lễ lễ ăn trâu, đánh chiêng ba Du lịch chữa lành nơi thảo nguyên Bùi Hui, lạc vào rừng sim bạc ngàn, săn mây, thưởng thức ẩm thực cá niên, gà đen, cơm lam ngon. Ảnh Việt Hoàng Thác Cao Muôn là địa điểm hấp dẫn du khách đến check in, thư giản, camping. Ảnh Vương Quốc Ba Tơ còn phù hợp với các chương trình về nguồn, tham quan học tập di tích Quốc gia đặc biệt cuộc khởi nghĩa Ba Tơ lịch sử, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, được xem là tài sản quý giá của đất và người Ba Tơ Đến thăm quan miền núi Trà Bồng, nổi tiếng là miền đất quế có bề dày lịch sử lâu đời. Nơi có di tích quốc gia Điện Trường Bà và lễ vía Bà linh thiêng, minh chứng những thăng trầm lịch sử, nơi giao thoa các nền văn hóa Việt – Cor – Hoa Trà Bồng thu hút đầu tư du lịch Thạch Bích tại xã Trà Bình, suối Trà Bói tại xã Trà Giang, núi Cà Đam tại xã Trà Bùi đều là những di sản thiên nhiên làm nức lòng du khách Huyện Minh Long là vùng đất có lợi thế để đầu tư phát triển du lịch, nếu khu du lịch Thác Trắng – Đồng Cần được xem là điểm nhấn của Minh Long thì các điểm du lịch khác như thác Sa Van, hồ chứa nước Biều Qua, xã Long Sơn; hồ chứ nước Hố Cả, xã Long Mai, thác Suối Lạnh, căn cứ núi Mum, xã Long Môn; làng du lịch cộng đồng thôn Thượng Đố và thôn Gò Rộc, xã Thanh An là các điểm du lịch vệ tinh tạo điểm nhấn để kết nối tour tuyến du lịch cho địa bàn huyện Các giá trị di sản văn hóa của đồng Hrê được bảo tồn gắn với phát triển du lịch Huyện Sơn Hà cũng là một trong những địa phương có các địa điểm du lịch nổi tiếng làm nức lòng du khách khi đến tham quan như thắng cảnh Thạch Bích Tà Dương tại xã Sơn Nham. Núi có độ cao khoảng 1.500 mét, Thạch Bích là một trong những danh sơn hùng vĩ nhất của Quảng Ngãi. Đầu Mối Thạch Nham được biết đến với tên gọi Đập Thạch Nham, nằm giao thoa giữa ba huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Sơn Hà, ngoài lợi ích quan trọng về nông nghiệp, Đập Thạch Nham còn được xem là một điểm tham quan nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp. Ảnh Vương Quốc Hồ chứa nước Nước Trong cũng là địa điểm thu hút du khách. Sơn Hà tập trung đông người dân tộc Hrê sinh sống, có nền văn hóa đặc sắc như múa cồng chiêng, lễ ăn trâu, tri thức làm nhà sàn, có di tích Quốc gia Xưởng in tín phiếu,… là động lực để kích cầu du lịch của huyện trong thời gian qua. Ảnh Vương Quốc Sơn Tây là huyện miền núi có vị trí giáp ranh với Kon Tum, nơi tập trung chủ yếu là dân tộc Ca dong (một nhánh của tộc người Xê Đăng) sinh sống với nền văn hóa dân gian đa dạng độc đáo Sơn Tây có thắng cảnh Thác Lụa, thuộc địa phận thôn Bà He, xã Sơn Tinh, với độ cao 300m. Thác Lụa phân thành nhiều cung bậc khác nhau, tầng trên cùng là dòng nước chảy từ trong núi ADin và đổ xuống các bậc thềm đá tạo thành dòng thác màu trắng xóa như dải lụa mềm mại đang bay phấp phới. Ảnh Vương Quốc Hồ thủy điện Đăk Rin nơi có thung lũng Huy Ra Lung, khu du lịch Đak Drinh Lodge cũng là nơi mà nhiều du khách đến trải nghiệm. Ảnh Vương Quốc Du lịch miền núi Quảng Ngãi đã có một hành trình dài để thử nghiệm và tìm hướng đi hiệu quả nhưng chưa hút được các nhà đầu tư, các dự án du lịch chưa đủ mạnh để tạo sức hút, trong khi đây là vùng có tiềm năng vô cùng to lớn, được xem là “mỏ vàng du lịch” của tỉnh nhưng chưa được khai thác. Ảnh Vương Quốc Quảng Ngãi gồm các huyện miền núi Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, nổi trội nhất là các dân tộc Hrê, Cor, Ca dong. Miền núi Quảng Ngãi có vị trí xung yếu, vùng “phên dậu”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường sinh thái,...