“Ứng xử trong gia đình”:  Người lớn phải làm gương cho con cháu

VHO- Gương mẫu, yêu thương là tố chất cần thiết, quan trọng chi phối mọi hành vi của ông bà, cha mẹ, con cháu trong nhà. Ông bà, cha mẹ là đấng sinh thành nuôi dưỡng các thành viên nhỏ tuổi là con cháu tới khôn lớn. Ông bà, cha mẹ là người từng trải, có kinh nghiệm vốn sống, kỹ năng sống rất phong phú, đa dạng. Vốn quý này có thể truyền nối truyền dạy cho lớp trẻ trong gia đình nhất là tuổi nhỏ và lứa tuổi mới lớn. Để truyền dạy được tới lớp trẻ vấn đề đặt ra là sự nêu gương cùng với lòng yêu thương con cháu của ông bà, cha mẹ trong gia đình.

“Ứng xử trong gia đình”:  Người lớn phải làm gương cho con cháu - Anh 1

Tiết mục dự thi Liên hoan Gia đình văn hóa tiêu biểu thành phố Hà Nội năm 2019

 

 Trong gia đình ông bà cha mẹ trước hết phải là người mẫu mực nói nhưtrong xã hội truyền thống là khuôn vàng thước ngọc đểcon cháu học tập tin cậy và noi theo. Tấm gương sáng ông bà, cha mẹ có tác động sâu sắc tới nhận thức, hành vi, suy nghĩvà tình cảm của con cháu. Trong gia đình hòa thuận, đầm ấm yên vui, mọi cử chỉ lời nói của ông bà, cha mẹ dịu hiền, ấm áp thân thiện sẽ có tác động tốt trong sự hình thành tính cách, nếp sống con trẻ. Trẻ em trong thơ của Bác Hồ:

Trẻ em nhu<> búp trên cành

Biết n ngủ biết hc hành là ngoan”.

Cái búp non tơ đó luôn lấy lá cành làm tấm gương sáng làm hình mẫu để bắt chước, để làm theo để được lớn lên trong tán cây xanh góp phần tỏa bóng xanh rợp mát.

Gương mẫu yêu thương con thể hiện ở chỗ hiểu biết cách thức kỹ năng nuôi dạy con cháu. Hiểu biết tâm lý tình cảm nhận thức của con cháu để có những tác động tích cực. Xử lý kịp thời đúng mức những thiếu sót lệch lạc của con trẻ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và lứa tuổi.

Lời dạy xưa “Thu<>o<>ng cho roi cho vt, ghét cho ngt cho bùi” về cách nuôi nấng, dạy dỗ con cháu đã không còn phù hợp. Trừng phạt đòn roi không còn là phương cách hữu hiệu mà đó chính là bạo lực, làm cho trẻ dạn đòn, lì đòn không có sức thuyết phục không có tác dụng giáo dục, đẩy trẻ đến thái độ phản ứng đối phó, lẩn tránh người lớn, che giấu khuyết điểm, lợi bất cập hại.

Trước những thói hư tật xấu của trẻ con nếu xảy ra, các bậc ông bà cha mẹ cũng cần phải bình tĩnh, khéo léo xử lý phù hợp. Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Sự gương mẫu thương yêu của ông bà cha mẹ là tấm gương sáng để con cháu soi vào, noi theo, vượt ra khỏi nỗi ám ảnh của những thói hư tật xấu.

Dạy dỗ cho con cháu kỹ năng, khả năng lao động, niềm say mê lao động sáng tạo từ những việc làm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi công phu tỉ mỉ là biểu hiện sống động của sự kết nối gương mẫu yêu thương. Cuộc sống gia đình gắn liền với hơi thở và trào lưu của xã hội. Lao động là môi trường rèn luyện rất tốt cho việc hình thành tính cách và khả năng thích ứng với cuộc sống mai sau của con trẻ. Hướng con cháu tham gia cùng với mình trong lao động gia đình và lao động ngoài xã hội trong đỉều kiện phù hợp là biểu hiện của sự gương mẫu, yêu thương để con trẻ khôn lớn trưởng thành thích ứng với cuộc sống nay mai.

Ngày nay xã hội đã có những bước tiến đáng kể về vật chất, tinh thần và tri thức. Lòng yêu thương và sựgương mẫu của cha mẹ, ông bà với con cháu không những được coi trọng mà còn phát huy phát triển thêm nhiều góc độ. Yêu thương, gương mẫu của ông bà, cha mẹ không chỉ trong không gian gia đình nhỏhẹp, khi cháu con còn tấm bé. Trách nhiệm của bậc sinh thành còn vượt không gian khoảng cách, vượt qua lứa tuổi bảo trợ. Con cháu đi làm xa, đi học xa dù đã lớn khôn hơn nhưng vẫn không vượt ra ngoài tầm quan tâm lo lắng, kiểm tra, kiểm soát hỗ trợgiúp đỡ của ông bà, cha mẹ.

Vấn đề thiết thực nữa của ông bà, cha mẹ là quan tâm đến thể chất, trí tuệ con cháu trong việc duy trì nòi giống: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống; Con chim có tổ, con ngu<>ời có tông, Con ho<>n cha là nhà có phúc; Có phúc đẻ con biết lọ<>i, có tọ<>i đẻ con biết trèo... Những thói hư tật xấu mà ông bà cha mẹ lỡ làng vấp phải làm lu mờ hoen ố tấm gương sáng của các bậc sinh thành cũng được phê phán lên án: Rau nào sâu nấy, Đời cha a<>n mạ<>n đời con khát nu<>ớc... thật là chí lý để răn đời.

Ông bà, cha mẹ là người cổ vũ động viên con cháu, tạo môi trường tốt để con cháu rèn luyện trưởng thành, khôn lớn. Nguồn động viên khích lệ từ đấng sinh thành là động lực cho con trẻ phấn đấu vươn lên, không ỉ lại gia đình, không tự cao, tự mãn, để tự tin học tập, tu dưỡng, rèn luyện vượt qua mọi thử thách. Sự cổ vũ động viên kịp thời và môi trường phấn đấu rèn luyện tốt còn quý giá gấp ngàn lần những thứ của cải vật chất mà con, cháu được thừa hưởng. Bởi những thành quả về thể chất tâm hồn của con trẻ nhờ sự động viên của ông bà cha mẹ sẽ là hành trang để con cháu tự tin vững bước vào đời.

Gương mẫu yêu thương động viên rèn luyện vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ giản dị hằng ngày nhưng rất thiêng liêng và cao cả của ông bà, cha mẹ đối với con, cháu. Đó là những tiêu chí ứng xử gia đình không thể thiếu được trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào nó là sợi dây bảo hiểm cho sự trường tồn vững chắc của mô hình gia đình mọi thời đại, đó là dòng máu nóng, ngọn lửa thiêng của hạnh phúc gia đình. 

 HÀ NHUNG

Ý kiến bạn đọc