Thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng ô tô:

Cần thiết nhưng không phải ai cũng biết

QUẢNG XƯƠNG

VHO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có khoảng 1.800 -2.000 vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em, trong đó có khoảng 600-700 vụ liên quan tới ô tô có trẻ em. Do đó, dự thảo Luật Trật tự an toàn, giao thông đường bộ đang được xây dựng cần hoàn thiện quy định liên quan thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Cần thiết nhưng không phải ai cũng biết - ảnh 1

 Nhiều cha mẹ coi thường tính mạng con em mình khi tham gia giao thông

 Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, hiện có 6,3 triệu ô tô đăng ký tại Việt Nam. Thị trường ô tô của Việt Nam mỗi năm tăng trưởng khoảng 500 nghìn xe mới. Đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em khi tham gia giao thông sẽ tăng cao hơn, điều này đặt ra vấn đề về quy định liên quan đến an toàn cho trẻ em trên xe ô tô. Cùng với sự gia tăng về số lượng xe ô tô cũng sẽ cónguy cơ tai nạn giao thông tăng. Do đó, việc cần phải cóý thức bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông là rất cần thiết.

Ở nhiều quốc gia, việc trang bị ghế ngồi dành riêng cho trẻ em là một điều bắt buộc, tuy nhiên ở Việt Nam, các bậc cha mẹ thường hay cho con nhỏ ngồi cùng ở hàng ghế trước, ẵm trên tay hay thậm chí là cho trẻ tự do di chuyển bên trong xe khi xe đang chạy với tốc độ cao. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn mở cửa sổ trời cho con ngồi trên nóc xe. Theo báo cáo nghiên cứu kết quả ban đầu về thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương (Đại học Y tế công cộng), kết quả nghiên cứu quan sát 1.102 xe ô tô cá nhân và 1.457 trẻ em từ 0 đến 10 tuổi tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, ThS Dương Kim Tuấn cho hay, cótới hơn 42% phụ huynh cho con ngồi ở ghế phụ trước trong xe ô tô, trong đócó19,2% được người lớn ôm, bế ở ghế phụ. Tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn rất thấp ở cả 3 thành phố, chỉ chiếm 1,3% và cao nhất ở Hà Nội là 2,6%. Tỷ lệ sử dụng thiết bị an toàn ở Đà Nẵng chỉ chiếm 0,4%.

Khi được hỏi về vị trí trên xe an toàn nhất cho trẻ, 36% người trả lời cho rằng ngồi ghế sau là an toàn nhất, 28% cho rằng ngồi ghế trước và 27,8% cho rằng ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng là đáp án đúng nhất. Cótới 75,4% ủng hộ cần thiết cóquy định bắt buộc về thiết bị an toàn trên xe. Vì sự chủ quan của người lớn, cùng với đólà chưa cóquy định chặt chẽ trong luật nên những vụ tai nạn giao thông xảy ra khi trẻ em ngồi trong ô tô khiến nhiều đứa trẻ bị cướp đi mạng sống, sức khỏe cũng như tương lai. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý cụ thể, chặt chẽ để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông, trong đótham gia giao thông bằng phương tiện xe ô tô cá nhân.

Hiện nay ở Việt Nam chưa cóquy định về thiết bị an toàn cho trẻ em và vị trí an toàn của trẻ em trên xe ô tô. Nhiều phụ huynh vẫn để trẻ em ngồi ghế trước hoặc đứng trong xe, vươn tay ra cửa sổ, thò đầu qua cửa sổ trời…

PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, (Trường Đại học Y tế công cộng) cho rằng, cần cóquy định về thiết bị an toàn trên ô tô. Yêu cầu bắt buộc sử dụng ghế ngồi ô tô phù hợp cho trẻ em theo từng lứa tuổi, khuyến nghị áp dụng với trẻ em đến 10 tuổi hoặc chiều cao thấp hơn 135cm; trẻ em dưới 12 tuổi không ngồi hàng ghế trước trên ô tô. Theo nhiều chuyên gia, nếu quy định sử dụng thiết bị an toàn và vị trí ngồi an toàn cho trẻ em được luật hóa và áp dụng hiệu quả trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cóthể kéo giảm tới 400-500 vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô tô mỗi năm tại Việt Nam. Vì thế cần sớm luật hóa với những quy định thiết thực về thiết bị an toàn, vị trí an toàn cho trẻ em, đối tượng thụ động tham gia giao thông, để ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ trẻ em tham gia giao thông khi số lượng ô tô tại Việt Nam ngày một tăng.

Đến năm 2023 đã có115 nước ban hành luật cấm trẻ ngồi ghế trước, trong đó70 nước cấm hoàn toàn và 45 nước cấm trẻ em ngồi ghế trước nếu không ngồi trong thiết bị an toàn trên xe ô tô. Cùng với đó, hiện cógần 100 quốc gia đã thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân. Đơn cử như trong khu vực ASEAN, Singapore bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 135 cm, Malaysia bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 136 cm và dưới 12 tuổi, quy định của Philippines là dưới 12 tuổi hoặc dưới 150 cm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi tham gia giao thông bằng ô tô, ghế sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ. Nguy cơ chấn thương giảm cho trẻ em ngồi ở ghế sau kể cả trường hợp dùng thiết bị an toàn và không dùng thiết bị an toàn. Cùng với đó, nguy cơ chấn thương sẽ giảm đối với trẻ em ngồi ghế sau trong trường hợp códùng và không dùng thiết bị an toàn. Cụ thể, với trẻ em không dùng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương ở trẻ em ngồi ghế sau giảm 26% so với trẻ ngồi ghế trước. Với trẻ em códùng thiết bị an toàn, nguy cơ này giảm 14%.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phạm Việt Cường, Đại học Y tế công cộng cho biết, đề xuất sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em nhận được phản ứng rất tích cực của cộng đồng, mạng xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, mặc dù chưa quy định nhưng rất nhiều người dân đã tự động áp dụng. Trong một số cuộc thăm dò dư luận rộng rãi trên toàn quốc từ năm 2020- 2023, tỷ lệ ủng hộ đề xuất lên tới 85%.