Về bài Đình Nhân Hậu “lúng túng” trong phương án cứu chữa: UBND huyện Nam Đàn nói gì?

Về bài Đình Nhân Hậu “lúng túng” trong phương án cứu chữa: UBND huyện Nam Đàn nói gì?

VHO- Chiều qua 5.12, Sở TT&TT, Sở VHTT Nghệ An cho biết, sau khi Văn Hóa có bài phản ánh Đình Nhân Hậu (Nghệ An) sắp sập, ai chịu trách nhiệm?, Đình Nhân Hậu “lúng túng” trong phương án cứu chữa…, UBND huyện Nam Đàn đã có văn bản số 361/UBND-VX gửi các Sở, ngành liên quan và Báo Văn Hóa, trong đó cảm ơn những nội dung mà báo đã phản ánh, đồng thời đề xuất một số giải pháp.
TP.HCM: Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh Đờn ca tài tử Nam Bộ

TP.HCM: Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh Đờn ca tài tử Nam Bộ

VHO - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 10 năm ngày UNESCO chính thức ghi danh loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5.12.2013-5/12.2023). Chương trình do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố là đơn vị thực hiện.
Hội An: Đạt nhiều kết quả khích lệ trong quản lý, bảo tồn giá trị di sản

Hội An: Đạt nhiều kết quả khích lệ trong quản lý, bảo tồn giá trị di sản

VHO - Sáng ngày 4.12, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức buổi gặp mặt, trao đổi về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An năm 2023. Qua đó, động viên sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An trong năm qua.
Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Lấy cộng đồng, chủ thể nắm giữ di sản là trung tâm

Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Lấy cộng đồng, chủ thể nắm giữ di sản là trung tâm

VHO- Đặt chủ thể di sản là trung tâm trong các dự án phát triển văn hóa địa phương đã mang đến thay đổi rõ rệt về nhận thức giá trị di sản. Minh chứng cụ thể được đưa ra từ cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận, với nghề làm gốm truyền thống. Từ việc “mạnh ai nấy làm”, những chủ thể của di sản ngày nay đã có thể tự thuyết minh về di sản gốm Chăm, tìm cách để kể câu chuyện di sản gốm đến với du khách. Bản lĩnh cộng đồng cũng giúp gia tăng “kháng thể” để bảo vệ di sản của chính mình.
Từ thành phố di sản đến thành phố sáng tạo

Từ thành phố di sản đến thành phố sáng tạo

VHO-  Rất nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc với chủ đề “Di sản văn hóa Hội An - Truyền thống, kết nối, sáng tạo và phát triển” sẽ được TP Hội An tổ chức chào mừng 24 năm ngày Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999 - 2023). Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết, với chủ đề trên đây còn là dịp để đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về giá trị của di sản văn hóa Hội An; thành quả đạt được trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hội An từ sự nỗ lực phấn đấu của hệ thống chính trị và nhân dân Hội An, cùng sự hỗ trợ, cộng tác hiệu quả của bạn bè trong nước và quốc tế.
Để bảo vệ di sản sống, chủ thể nắm giữ di sản phải là trung tâm

Để bảo vệ di sản sống, chủ thể nắm giữ di sản phải là trung tâm

VHO - Với chủ đề “Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm", Hội thảo do Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL), Hội đồng Anh phối hợp tổ chức ngày 1.12 tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám  đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực di sản văn hóa cùng đông đảo các nghệ nhân, cộng đồng sở hữu, giữ gìn và thực hành di sản tại nhiều địa phương trong cả nước.
Sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 24 năm đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới

Sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 24 năm đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới

VHO - Sẽ có nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc với chủ đề “Di sản văn hóa Hội An - Truyền thống, kết nối, sáng tạo và phát triển” được thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức chào mừng 24 năm ngày được đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-2023).
20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia

20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia

VHO- Giới chuyên gia nhận định, 20 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Việt Nam đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực, trách nhiệm trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế.
Đẩy lùi biến tướng, quảng bá nét đẹp di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu

Đẩy lùi biến tướng, quảng bá nét đẹp di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu

VHO - Trong khuôn khổ Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản Kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO (2003- 2023), đánh giá hiệu quả thực hiện công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tại tỉnh Nam Định, trong chiều ngày 29 và cả ngày 30.11, các đại biểu đã tham dự phần thực hành di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại các địa điểm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Nấp, Phủ Bóng, thuộc địa bàn hai huyện Ý Yên và Vụ Bản.
Thực hiện Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tăng vị thế của Việt Nam

Thực hiện Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tăng vị thế của Việt Nam

VHO - Ngày 29.11 tại TP. Nam Định (tỉnh Nam Định), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Nam Định  phối hợp tổ chức Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản Kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO (2003- 2023), đánh giá hiệu quả thực hiện công ước đối với thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Mở cửa phòng trưng bày, phát huy giá trị di tích nhà lao Hội An

Mở cửa phòng trưng bày, phát huy giá trị di tích nhà lao Hội An

VHO- Hôm qua 28.11, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa thành phố Hội An (Trung tâm) khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích nhà lao Hội An (giai đoạn 2) hạng mục phòng trưng bày. Cùng với đó khai mạc triển lãm hình ảnh, tư liệu “Người Quảng Nam - Đà Nẵng ở Nhà tù Côn Đảo” tại di tích nhà lao Hội An.
Nhà sàn dựng trái phép trong khu di tích lịch sử hơn 3 năm vẫn chưa được tháo dỡ

Nhà sàn dựng trái phép trong khu di tích lịch sử hơn 3 năm vẫn chưa được tháo dỡ

VHO-  Năm 2020, Văn Hóa có bài phản ánh tại khu di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh Khe Rồng ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) có một nhà sàn dựng trái phép đã phá vỡ kiến trúc tổng thể, ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền. Nghiêm trọng hơn, việc xây dựng này không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở VHTTDL Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã vào cuộc, tuy nhiên, đến nay sau hơn 3 năm việc tháo dỡ, xử lý nhà sàn trái phép này vẫn chưa được thực hiện.
Giáo dục di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích: Ngỡ quen mà lạ

Giáo dục di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích: Ngỡ quen mà lạ

VHO-  “Giáo dục di sản là một khái niệm tưởng như đã quen thuộc nhưng vẫn còn mới đối với một số bảo tàng ở Việt Nam. Quan điểm, cách tiếp cận mới và các phương pháp giáo dục di sản là vấn đề cần thiết và nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay…”.
Phát hiện sắc phong thứ hai của vua Hàm Nghi

Phát hiện sắc phong thứ hai của vua Hàm Nghi

VHO - Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một đạo sắc phong quý của vua Hàm Nghi ban cho một nhân vật lịch sử họ Trần ở xã Trung Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Đấu giá hiện vật được cho là Long bào của vua Bảo Đại

Đấu giá hiện vật được cho là Long bào của vua Bảo Đại

VHO-  Một hiện vật được cho là Long bào của vua Bảo Đại, triều Nguyễn đang được hãng Delon-Hoebanx giới thiệu đấu giá. Hiện vật này thuộc lô 154, trong bộ sưu tập nghệ thuật châu Á, sẽ được mở bán đấu giá vào chiều ngày 7.12 tới theo giờ địa phương, tại khách sạn Drouot, Paris, Pháp. Theo giới thiệu của hãng Delon-Hoebanx trên trang www.delon-hoebanx.com, đây là “Áo choàng rồng” hoàng gia đặc biệt và quý hiếm, còn gọi là Long bào. Áo có chiều cao 145cm và chiều ngang sải tay 240cm; có tay rộng bằng lụa vàng, lót bằng lụa cam, được thêu chỉ đa sắc và chỉ vàng.