Tính tiên phong của Đề cương về văn hoá Việt Nam
Sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng như tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiênvà rất cơ bản về những đặc điểm và thuộc tính của nền văn hoá Việt Nam. Bản Đề cương về văn hoá Việt Nam của Đảng ta mang tính tiên phong so với các chính đảng và các phong trào chính trị xã hội lúc bấy giờ. Đề cương có ý nghĩa tiên phong, mở những đường hướng cho cách mạng Việt Nam, nhất là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa định hình những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc cơ bản, được bổ sung và phát triển trong nhiều năm tiếp theo.
Đề cương về văn hoá Việt Nam có ý nghĩa thời sự và thực tiễn rất cao bởi nó đã góp phần thức tỉnh những trí thức, những văn nghệ sĩ đang bi quan dao động, mất phương hướng thấy được lối thoát. Muốn được giải phóng trước hết phải tự nguyện dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc và chính họ phải là lực lượng xung kích tham gia vào mặt trận văn hóa – tư tưởng. Đề cương về văn hóa Việt Nam đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Sự khai phóng về tư tưởng văn hóa, đường hướng trở về với dân tộc, nhân dân và góc nhìn sự vật dưới con mắt biện chứng đã đem lại một cảm hứng mới cho những người làm văn hóa, những trí thức đang muốn thay đổi, muốn tìm đường đi mà chưa thấy lối.
Tính tiên phong của Đề cương về văn hoá Việt Nam
Sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng như tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiênvà rất cơ bản về những đặc điểm và thuộc tính của nền văn hoá Việt Nam. Bản Đề cương về văn hoá Việt Nam của Đảng ta mang tính tiên phong so với các chính đảng và các phong trào chính trị xã hội lúc bấy giờ. Đề cương có ý nghĩa tiên phong, mở những đường hướng cho cách mạng Việt Nam, nhất là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa định hình những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc cơ bản, được bổ sung và phát triển trong nhiều năm tiếp theo. Đề cương chỉ rõ cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công. Tôi cho rằng các nội dung đề cập trong Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời đã làm tròn được mục đích và ý nghĩa ra của nó.
Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam là dịp để chúng ta ghi nhận những thành quả đã đạt được từ khi có Đề cương, tuy nhiên cũng là lúc chúng ta cần tính toán để suy nghĩ đã tới lúc chúng ta cần có phát triển, bổ sung những nội dung đặt ra từ Đề cương sao cho phù hợp với tình hình mới. Có thể hiểu rằng đã tới lúc chúng ta cần có một cương lĩnh về văn hóa sâu sát hơn, chi tiết hơn và cụ thể hơn. Lệ thuộc vào truyền thống sẽ khiến chúng ta thiếu đi sự bứt phá vượt trội. Và có nên nghĩ tới việc cần nghiên cứu để xây dựng một cương lĩnh văn hóa mới kế thừa từ những nội dung cũ của Đề cương về văn hóa Việt Nam hay không? Trong quá trình lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về vai trò ngày càng quan trọng của văn hóa. Với quan điểm con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển bền vững, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo cơ sở để xây dựng hệ giá trị văn hóa gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn với xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam. Cho tới thời điểm này tôi cho rằng yếu tố quan trọng, quyết định sự sống còn và phát triển của nền văn hóa Việt Nam chính là tăngcường chất lượng, trình độ của đội ngũ những người làm công tác đặc trách về lãnh đạo và quản lý văn hoá ở tầm quốc gia bằng việc bổ sung những chuyên gia hàng đầu.
GS, TS TRẦN NGỌC VƯƠNG