Bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

VHO - Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1994/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức "Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
 65 năm “thổi hồn” vào đất sét Bàu Trúc

65 năm “thổi hồn” vào đất sét Bàu Trúc

VHO - Ở tuổi 80, đôi tay của nghệ nhân Trượng Thị Gạch (dân tộc Chăm) vẫn thoăn thoắt, uyển chuyển “thổi hồn” vào từng khối đất sét vô tri để tạo nên những tác phẩm gốm Chăm Bàu Trúc đầy sức sống. Suốt 65 năm qua, bà đã gắn bó trọn vẹn với tiếng đất, tiếng lửa, cần mẫn gìn giữ và phát huy tinh hoa của làng gốm truyền thống này.
CLB văn hóa, văn nghệ dân gian góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống các dân tộc

Lai Châu: CLB văn hóa, văn nghệ dân gian góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống các dân tộc

VHO - Từ đầu năm 2025 đến nay, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Phòng Văn hóa, khoa học và Thông tin các huyện, UBND các xã thực hiện duy trì hoạt động các CLB truyền dạy văn hoá, văn nghệ dân gian, nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Lai Châu.
“Thức giấc” thôi… Đam Rông

“Thức giấc” thôi… Đam Rông

VHO - Mang trong mình vẻ đẹp của một “nàng công chúa” đang say giấc giữa núi rừng, Đam Rông có nhiều tiềm năng thiên nhiên, văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, nông nghiệp nông thôn... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay những tiềm năng này vẫn chưa được “đánh thức”. Làm gì để du lịch Đam Rông khởi sắc vẫn là trăn trở của lãnh đạo địa phương và các ngành chức năng đối với vùng đất giàu tiềm năng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn này...
Gìn giữ bản sắc, khơi mở tiềm năng du lịch

Gốm M’nông: Gìn giữ bản sắc, khơi mở tiềm năng du lịch

VHO - Tại các buôn làng của đồng bào M’nông ở Đắk Nông và Đắk Lắk, nghề làm gốm thủ công truyền thống vẫn được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Không chỉ là sản phẩm phục vụ đời sống, gốm M’nông còn là một phần di sản văn hóa tinh thần đặc sắc, mang theo những câu chuyện thiêng liêng của núi rừng.
Đắk Lắk: Phát huy hiệu quả mô hình Tổ truyền thông cộng đồng

Đắk Lắk: Phát huy hiệu quả mô hình Tổ truyền thông cộng đồng

VHO - Mô hình Tổ truyền thông cộng đồng tại xã Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã khẳng định cho việc truyền thông có tổ chức, gần dân, sát dân; góp phần quan trọng vào công tác nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và tạo nên một cộng đồng phát triển bền vững.
Thôn Bắc Hoa – nơi gìn giữ văn hóa đồng bào Nùng ở Lục Ngạn

Thôn Bắc Hoa – nơi gìn giữ văn hóa đồng bào Nùng ở Lục Ngạn

VHO - Thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) là một trong những điểm sáng về gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng. Không chỉ nổi bật với kiến trúc nhà trình tường hàng trăm năm tuổi, Bắc Hoa còn được biết đến là vùng đất có nhiều sản vật đặc trưng, đời sống cộng đồng yên bình, gắn kết.
Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội

Tăng cường tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội

VHO - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia không chỉ hướng đến tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự công bằng, bền vững và bình đẳng xã hội, bao gồm việc bảo đảm tiếng nói, sự tham gia tích cực của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, bình đẳng giới.
Gìn giữ tiếng kèn A máp của người Co

Gìn giữ tiếng kèn A máp của người Co

VHO - Hằng ngày, bà Hồ Thị Dé (71 tuổi) dân tộc Co ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng vẫn say mê thổi kèn a máp. Thời con gái, bà thường thổi kèn a máp những lúc nghỉ trưa trên nương rẫy hay trong những dịp lễ, Tết. Rồi khi chồng bà qua đời, bà xem kèn a máp là người bạn tri kỷ, tri âm.
Hành trình xây dựng nông thôn mới đầy cảm xúc ở Thanh Hóa

Từ những bàn tay lấm đất đến diện mạo mới của quê hương: Hành trình xây dựng nông thôn mới đầy cảm xúc ở Thanh Hóa

VHO - Không ồn ào, không phô trương, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Thanh Hóa suốt giai đoạn 2021–2025 là một hành trình đẫm mồ hôi và lòng tin. Từ bàn tay chai sạn của người nông dân, từ từng mét đất được hiến, từng mái nhà lùi sâu để mở đường cho tương lai, phong trào ấy đã trở thành lẽ sống, là điểm tựa cho sự đổi thay mạnh mẽ, bền vững.
 Lửa văn hóa thắp sáng từ bản nhỏ

Lửa văn hóa thắp sáng từ bản nhỏ

VHO - Giữa núi rừng Quan Hóa, không tiếng micro, không ánh đèn sân khấu chuyên nghiệp, nhưng từng nhịp trống, nhịp chiêng, từng điệu xòe, lời hát ru... vẫn ngày ngày cất lên trong mái nhà sàn ấm lửa. Những đội văn nghệ quần chúng, những CLB liên thế hệ đang lặng lẽ thắp sáng niềm đam mê, kết nối cộng đồng và giữ hồn dân tộc giữa đời sống hiện đại.
“Lời mo trong sương núi”: Hành trình đưa hồn người Mường về cõi tổ

“Lời mo trong sương núi”: Hành trình đưa hồn người Mường về cõi tổ

VHO - Trong đêm tĩnh mịch nơi miền sơn cước Thanh Hóa, tiếng mo vang lên trầm đục, tha thiết như lời nhắn gửi từ thế giới người sống đến cõi mường ma xa thẳm. Mo Mường, một thực hành nghi lễ linh thiêng được hun đúc qua bao đời không chỉ dẫn đường cho linh hồn người quá cố mà còn níu giữ sợi dây văn hóa, đạo lý của cộng đồng Mường.
Điện Biên: Nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở

Điện Biên: Nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở

VHO - Sở VHTTDL Điện Biên vừa tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho các hạt nhân văn nghệ, những người giữ vai trò nòng cốt trong việc khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống và duy trì phong trào văn hóa các thôn, bản tại huyện Tuần Giáo và thị xã Mường Lay.
Trao quyền cho phụ nữ, vun bồi hạnh phúc gia đình vùng cao

Trao quyền cho phụ nữ, vun bồi hạnh phúc gia đình vùng cao

VHO - Với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã trở thành điểm tựa bền vững nâng bước phụ nữ vùng cao vươn lên.