Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam

S.THÙY - B.MINH
Chia sẻ

VHO - Ngày 30.3, UBND thành phố Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể đối với Lễ hội điện Huệ Nam. Sự kiện được tổ chức đúng dịp diễn ra lễ hội truyền thống vào đầu tháng 3 âm lịch.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 1
Lễ hội điện Huệ Nam (hay điện Hòn Chén) ở Huế mang sắc màu văn hóa dân gian đặc sắc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm. Trong ảnh: Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL trao chứng nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ nam cho đại diện ngành văn hóa và cộng đồng thờ Mẫu ở thành phố Huế
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 2
Lễ hội điện Huệ Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, nhưng đến dưới thời vua Đồng Khánh của triều Nguyễn, lễ hội này đã được triều đình công nhận và đưa vào hàng quốc lễ
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 3
Ban đầu, lễ hội chỉ được tổ chức ở điện Huệ Nam nhưng sau đó có sự tham gia của dân làng Hải Cát và dần phổ biến rộng rãi ra cộng đồng. Có 3 điểm tổ chức các nghi lễ là Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo ở 352 Chi Lăng (phường Gia Hội), điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 4
Lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo đến điện Huệ Nam thường được tổ chức thông qua lễ rước bằng đường bộ, đường thủy. Trong dịp này, Ban Tổ chức thực hiện lễ rước đường bộ đến khuôn viên di tích Nghinh Lương Đình
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 5
Đoàn rước với sự tham gia của đông đảo thanh đồng, đạo hữu, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Đoàn rước như tái hiện một carnival dân gian với nghệ thuật trình diễn phục trang đầy sắc màu kết hợp lối trang trí đặc sắc và âm nhạc hát văn...
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 6
Đoàn rước bộ đi qua các cung đường Chi Lăng - cầu Gia Hội - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - sân Nghinh Lương Đình. Tại đây, sau khi lễ cầu quốc thái dân an, UBND thành phố Huế đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 7
Cuối năm 2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có quyết định đưa Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo ngành VHTT thành phố Huế, đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị bền vững
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 8
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, lễ hội điện Huệ Nam vẫn được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, được thể hiện một cách độc đáo
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 9
Sau khi thực hiện các nghi lễ tại Nghinh Lương Đình, đoàn rước di chuyển xuống các thuyền để cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng tứ phủ ngược dòng song Hương lên điện Huệ Nam
Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam - ảnh 10
Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức trong hai ngày 30 và 31.3 (tức ngày 2 và 3.3 âm lịch), với sự tham gia của đông đảo người dân trên địa bàn thành phố Huế và du khách ở các tỉnh, thành trong cả nước về hành hương