Khảo sát, tập huấn bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch

TÙNG QUANG

VHO - Ngày 13.8, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ đã ký ban hành Quyết định số 2341/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người, năm 2022 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khảo sát, tập huấn bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch - ảnh 1
Các cô gái dân tộc Lự duyên dáng trong trang phục truyền thống. Ảnh: K.A

Kèm theo Quyết định, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thốngcủa dân tộc thiểu số rất ít người, năm 2022 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, Kế hoạch nhắm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu sốgắn với phát triển du lịch.

Đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người; cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán cộng đồng dân tộc thiểu số; lựa chọn hỗ trợ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.

Nội dung thực hiện diễn ra trong quý III và quý IV/2024, bao gồm khảo sát, điều tra thực tế, tập huấn... về việc bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Lự của tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch. Cụ thể:

Khảo sát, điều tra thực tế về hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu (đánh giá tổng thể công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các DTTS tỉnh Lai Châu nói chung và dân tộc Lự nói riêng; thực trạng bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự; sự biến đổi trong văn hóa truyền thống dân tộc Lự; nhu cầu của cộng đồng dân tộc Lự với tư cách chủ thể văn hóa tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống...).

Mời các chuyên gia, nhà quản lý nghiên cứu, xây dựng các báo cáo khoa học theo các nhóm chuyên đề (Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Lự; thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Lự; kỹ năng, phương pháp bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Lự...).

Tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin liên quan đến nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lự; Mời các chuyên gia, nhà quản lý nghiên cứu, xây dựng các báo cáo khoa học theo các nhóm chuyên đề (Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt và trang phục truyền thống; Thực trạng nghề dệt thổ cẩm, trang phục truyền thống dân tộc Lự; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyềnthống dân tộc Lự...).

Tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin liên quan đến nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Lự; Mời các chuyên gia, nhà quản lý nghiên cứu, xây dựng các báo cáo khoa học theo các nhóm chuyên đề (Tổng quan về nghệ thuật trình diễn dân gian; thực trạng bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Lự; thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Lự...).

Tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin liên quan đến trò chơi dân gian dân tộc Lự. Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức phụ trách công tác văn hóa, dân tộc cấp tỉnh, huyện, cấp xã tại địa bàn khảo sát; nghệ nhân, người có uy tín, trưởng thôn/bản tại địa bàn khảo sát; cá nhân người dân tộc Lự, người dân tộc thiểu số sinh sống tại địa bàn khảo sát; khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch tại địa bàn khảo sát…

Tổ chức tập huấn về bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch tại huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Mỗi lớp tập huấn khoảng 150-155 người là cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, dân tộc cấp huyện, xã; hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; trưởng các đoàn thể các thôn, bản; trưởng thôn, bản, người có uy tín, nghệ nhân, học viên dân tộc Lự.

Cùng với đó sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác như tổ chức truyền dạy, biểu diễn, tái hiện các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc Lự; Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Lự…

Kế hoạch yêu cầu bám sát mục tiêu của Dự án 6; phát huy nội lực, tinh thần tự lực và khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Đồng thời chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện Kế hoạch; động viên, khích lệđồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống; Ưu tiên tập trung tuyên truyền hướng đến đối tượng là phụnữ, thanh niên, thiếu niên người dân tộc Lự.

Bộ VHTTDL cũng yêu cầu Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.