Nơi tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo

VHO- Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 đã được khai mạc trọng thể vào cuối tuần qua tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn, Bình Định), thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.

 Đến dự với Ngày hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương. Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức hơn nữa trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc khu vực miền Trung.

Nơi tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo - Anh 1

 Văn hóa là những gì còn lại khi tất cả những cái khác mất đi”, chính vì lẽ đó mà thông qua Ngày hội, những thành tựu về văn hóa được to dựng qua nhiều thế hệ sđưc nối tiếp, vun đắp vtô đậm hơn theo thời gian của lịch sử. Đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng vươn lên ca đồng bào các dân tộc nơi đây…

(Bộ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

“Văn hóa là những gì còn lại…”

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ, kết tinh nhiều giá trị văn hóa; cộng đồng các dân tộc miền Trung đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu mà tiêu biểu là nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn minh Chăm Pa. Thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, cải tạo thiên nhiên, lao động, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày đã hình thành nên kho tàng văn hóa phong phú.

Nơi đây sở hữu giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đồ sộ với 5 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 6 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, 37 di tích quốc gia đặc biệt, 49 bảo vật quốc gia, 691 di tích quốc gia, 176 di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Co, Xơ Đăng, Mnông, Chăm và nhiều tộc người khác, gắn liền với quá trình khai thiên lập địa, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, ước mơ cũng như khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nơi tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo - Anh 2

 Đồng bào Giẻ Triêng (còn gọi là Ve) tỉnh Quảng Nam giới thiệu Lễ cưới đến với các dân tộc anh em tham gia Ngày hội

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước nói chung, của các vùng miền trên cả nước nói riêng, những năm qua, Bộ VHTTDL đã bám sát đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Cùng với Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tại các vùng miền trên cả nước, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung trải qua 3 lần tổ chức đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung.

“Tiếp nối thành công của 3 kỳ Ngày hội trước, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 diễn ra từ ngày 8-10.9 tại TP Quy Nhơn với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, đã, đang tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa, để các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số… gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ và chia sẻ: Ngày hội là dịp để nhân dân và du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những đặc trưng văn hóa vùng núi cao, núi thấp, vùng ven biển mang hơi thở cuộc sống gắn với núi rừng, sông suối, biển cả cùng các tập quán canh tác mùa vụ của đồng bào các dân tộc miền Trung qua các hoạt động dân ca, dân vũ, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống, khám phá ẩm thực, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật được trình diễn công phu, được đắm mình vào không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân trong các nghi lễ truyền thống…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhắc lại câu danh ngôn: “Văn hóa là những gì còn lại khi tất cả những cái khác mất đi”, chính vì lẽ đó mà thông qua Ngày hội, những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ sẽ được nối tiếp, vun đắp vàtô đậm hơn theo thời gian của lịch sử. Đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đây cũng là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

Nơi tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo - Anh 3

 Đặc sắc điệu nhảy sạp trong phần hội trình diễn trích đoạn tái hiện Lễ hội Chá Mùn của người Thái (Thanh Hóa)

Hội tụ đặc sắc văn hóa vùng miền

Theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTTDL) Nguyễn Thị Hải Nhung, Ngày hội tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 11 tỉnh miền Trung tham dự, với nhiều nội dung hoạt động phong phú gồm: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; hoạt động du lịch.

Ngày hội lần này có sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, VĐV đến từ 11 tỉnh miền Trung, gồm Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Những ngày qua, hòa mình trong Ngày hội gần như các nghệ nhân, diễn viên đều cống hiến hết mình phần trình diễn của đoàn mình tham gia. Chị Đinh Thị Xiêu (đồng bào Ba Na) diễn viên đoàn Bình Định tâm sự: “Thật ấn tượng khi đứng trước nhiều người để trình diễn kỹ năng du lịch cộng đồng, thuyết minh, giới thiệu điểm đến và giới thiệu ẩm thực đặc sắc của đồng bào mình đến với đông đảo anh em đồng bào ở các tỉnh miền Trung. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi học hỏi, trau dồi văn hóa bản sắc của nhiều dân tộc anh em trong khu vực”.

Còn nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Cư (đồng bào Chăm) đoàn Ninh Thuận chia sẻ khi đi, đoàn Ninh Thuận với một tinh thần tham gia Ngày hội để cầu tiến, học hỏi những cách làm hay trong vấn đề gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ các tỉnh bạn. Qua đó hy vọng sẽ học hỏi nhiều điều khi tham gia Ngày hội và trở về địa phương có thể vận dụng vào công tác bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. “Tham gia đoàn Ninh Thuận, tôi biểu diễn trống Ginăng cùng các diễn viên trình diễn tiết mục múa dâng lễ trích đoạn từ Lễ Ji Chà Xoa của dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận. Tôi mong rằng, các dân tộc anh em sẽ hiểu phần nào về văn hóa, lễ hội của đồng bào Chăm”, nghệ nhân Nguyễn Văn Cư cho hay.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng mong muốn, Ngày hội là cơ hội để tỉnh Bình Định quảng bá, giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch của quê hương và con người Bình Định với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, gắn công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững. 

PHAN HIẾU

Ý kiến bạn đọc