Giải “bài toán hóc búa” của báo chí

THANH NGỌC

VHO - Kỷ nguyên số đang bùng nổ, mang theo vô vàn cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn cho ngành báo chí truyền thông. Bài toán kinh tế báo chí trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, là nỗi trăn trở thường trực lớn nhất, cấp thiết cần lời giải để các cơ quan báo chí có thể tồn tại và phát triển.

Giải “bài toán hóc búa” của báo chí - ảnh 1

 Ngày nay, những sạp bán báo in ngày càng thưa vắng trên nhiều con phố ở Hà Nội. Ảnh: P.V

 Tại hội thảo “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số” tổ chức tuần qua tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, chưa bao giờ nguồn thu của báo chí bị đe dọa mạnh mẽ như hiện nay.

“Cửa sống còn” để giành thị phần

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), hiện có năm nguồn thu chính của cơ quan báo chí Việt Nam, gồm quảng cáo trên báo in; ngân sách từ nhà nước, cơ quan chủ quản; doanh thu từ phát hành báo in; hợp đồng truyền thông, nội dung được tài trợ, tiếp thị liên kết; quảng cáo điện tử. Trong đó, dù có xu hướng sụt giảm nhưng phần lớn các tòa soạn báo tại Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc vào hai nguồn thu chủ yếu là quảng cáo và phát hành, rất ít các cơ quan báo chí thực hiện đa dạng nguồn thu. Chỉ có một số ít tòa soạn báo đã từng bước tạo thương hiệu, thu tiền được của độc giả từ việc thu phí trực tuyến, bán nội dung số, tăng thêm nguồn thu từ việc tổ chức các sự kiện.

Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, các đơn vị báo chí, truyền thông thếgiới đang linh hoạt tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, tập trung vào các giải pháp như tổ chức sự kiện, thu hút tài trợ, hợp tác với mạng xã hội cũng như các nền tảng công nghệ, trí tuệ nhân tạo... Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí, nguồn thu vẫn đến từ các kênh truyền thống, tỷ trọng nguồn thu kinh tếsố còn rất hạn chế. Vì thế, thay đổi và thích nghi với tình hình mới là một nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp thiết của nhiều cơ quan báo chí hiện nay.

Việc phát triển kinh tếsố là xu hướng tất yếu, giúp các tòa soạn thực hiện nhiệm vụ kép là nhiệm vụ chính trị (theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo) và làm kinh tếđể tồn tại và phát triển. Theo ông Đồng Mạnh Hùng, Đài Tiếng nói Việt Nam, nền báo chí nói chung và mỗi cơ quan báo chí nói riêng buộc phải thay đổi tư duy quản trị, quản lý và sản xuất nhằm thích nghi với môi trường truyền thông mới để phát triển bền vững. Chuyện chuyển đổi số đang trở nên rất nóng trong mỗi cơ quan báo chí và bản thân mỗi nhân lực ngành báo chí. Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào làm báo vừa là để các báo hòa nhập xu thết ruyền thông 4.0, vừa nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tăng năng lực tiếp cận nguồn tin, đa dạng hóa kênh truyền thông để gia tăng hiệu ứng và tăng hiệu quả... Chuyển đổi số là tất yếu trong hoạt động báo chí và là việc phải làm của mỗi cơ quan báo chí, không phải chỉ để lan tỏa thông tin mà nó là một “cửa” sống còn để giành thị phần công chúng và doanh thu truyền thông, quảng cáo trong phát triển kinh tế số.

Giải “bài toán hóc búa” của báo chí - ảnh 2

 Tháo gỡ cơ chế để báo chí, truyền thông phát triển trong bối cảnh

kinh tế số. Ảnh: ITN

“Vòng kim cô” cần được nới bỏ

Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khẳng định, kinh tếgóp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có một cơ quan báo chí mạnh.

Hiện nay các cơ quan báo chí đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu mạnh, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi khoảng 70% doanh thu của báo chí chính thống. Ngoài ra, hiện tại các cơ quan báo chí đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong các quy định về cơ chếtự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bên cạnh đó là cơ chếgiao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

Còn theo PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong hoạt động kinh tếbáo chí đó là việc xây dựng và áp dụng các mô hình kinh doanh báo chí, truyền thông chưa thực sự phù hợp. Ngay từ xuất phát điểm ban đầu, tiếp cận của báo chí (đặc biệt là báo điện tử) cho phép được đọc miễn phí, thậm chí đã định hình thói quen khó thay đổi của công chúng. Thực tế hiện nay, nhiều tin tức báo chí được đưa lên mạng xã hội mà không trả bản quyền. Dù rằng bài báo đó là một tác phẩm do lao động của nhà báo, của cơ quan báo chí tạo ra, tốn nhiều chi phí. Nếu không tìm cách bảo vệ được bản quyền và tính phí sử dụng, cơ quan báo chí sẽ mất nguồn thu, sẽ không tiếp tục phát triển được nội dung chuyên biệt, đặc sắc. Vòng xoáy suy giảm chất lượng sẽ tiếp tục lún sâu khi mức độ đầu tư ngân sách cố định ngày càng giảm thiểu không đủ đáp ứng sự phát triển. Vì vậy, cần có những giải pháp đột phá hơn về bản quyền và mô hình thu phí bản quyền trong không gian mạng.

Về mặt pháp luật, hiện nay Việt Nam chưa điều chỉnh cơ chế, phương thức bắt buộc các nền tảng lớn có số lượng người dùng nhiều như Google, Facebook phải trả tiền khai thác thông tin (việc này đã được một số nước thực hiện). Tuy số tiền đó không nhiều nhưng bước đầu đã được thực hiện. Quy định về sở hữu trí tuệ với sản phẩm báo chí chưa thể hiện rõ trong luật bản quyền và sở hữu trí tuệ. Trong Luật Báo chí có điều khoản quy định nguồn thu của các cơ quan báo chí được thu từ khai thác bản quyền, nhưng trên thực tếcó lẽ chỉ một phần của truyền hình có thể thực hiện tốt, còn lại với các báo, báo điện tử thì chưa làm được. Tình trạng sao chép, xâm phạm bản quyền báo chí tràn lan mà chưa có giải pháp phù hợp là thực tế mà báo chí Việt Nam đang phải đối mặt.

Kinh tế báo chí nói chung đang thu hút nguồn thu trên môi trường số, thông qua các hệ thống nội dung số, thu dịch vụgiátrịgia tăng trên mạng viễn thông, các dịch vụ thu phí bạn đọc với nội dung chuyên biệt, hấp dẫn… Tuy nhiên, Luật Báo chí hiện hành chưa công nhận các sản phẩm đặc thù trên nền tảng số là thể loại báo chí. Vì thế, nhiều chuyên gia góp ý, cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi Luật Báo chí, đồng thời bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động sáng tạo, sản xuất nội dung trên môi trường số, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển nội dung số được thuận lợi, tạo điều kiện để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số.