Lăng Trường Thái tại làng La Khê, phường Long Hồ (quận Phú Xuân, Thành phố Huế) vừa bị kẻ gian đột nhập và đào trộm, nghi để tìm vàng bạc, châu báu. Hố đào nằm ở phía đầu huyệt mộ, diện tích khoảng 50cm x 60cm, chưa xác định được độ sâu. Di tích lăng Trường Thái được xây dựng lại vào đầu những năm 1800 dưới thời vua Gia Long, có lối kiến trúc đặc trưng của lăng mộ các chúa Nguyễn. Đây là nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765), vị chúa Nguyễn thứ 8 và người được xem là “ông tổ” của Áo dài Việt Nam. Lăng Trường Thái nằm ở tả ngạn sông Tả Trạch (một nhánh của thượng nguồn sông Hương), cách bờ sông khoảng 500m và cách trung tâm của Thành phố Huế khoảng 11km theo đường chim bay. Quy mô và kiểu thức xây dựng của lăng cơ bản giống với các lăng mộ chúa Nguyễn khác, gồm: 2 vòng thành hình chữ nhật bao bọc bên ngoài; phần mộ thấp, xây 2 tầng theo lối giật cấp; trước mộ có hương án. Sau cổng vào lăng có bình phong trang trí long mã và rồng. Ngoài ra, phía sau lưng mộ cũng có bình phong trang trí rồng cùng kiểu, ghép nổi mảnh sành sứ hoặc đắp nổi vôi vữa. Sau cổng vào lăng có bình phong trang trí long mã và rồng. Ngoài ra, phía sau lưng mộ cũng có bình phong trang trí rồng cùng kiểu, ghép nổi mảnh sành sứ hoặc đắp nổi vôi vữa. Vòng thành ngoài có chu vi khoảng 126m, được xây bằng đá bazan nhưng phần mũ thành xây bằng gạch vồ. Tường thành vòng ngoài cao khoảng 2,53m. Vòng thành trong có chu vi hơn 61m, cao 1,45m; xây bằng gạch. Tuy nhiên, hiện nay 2 vòng thành lăng Trường Thái đã bị xuống cấp, nhiều đoạn bị hư hại, đổ sập; rêu bám từng lớp dày và cây bụi mọc lộn xộn. Lăng Trường Thái cùng với Lăng Trường Cơ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, Lăng Trường Thiệu - nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Thuần đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Các di tích này đang được giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý Từ năm 2020, khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là UBND Thành phố Huế triển khai các hoạt động tôn vinh và xây dựng đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”, Sở VHTT và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình hành hương, tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người được xem là đã “khai sinh” ra Áo dài Việt Nam sau này. Tuyến đường vào lăng cũng được chỉnh trang, đổ bê-tông nên du khách thuận lợi hơn khi đến thăm di tích này