Tại sao vẫn là quán karaoke quận Cầu Giấy?
VHO- Vụ cháy quán karaoke đang trong giai đoạn sửa chữa tại số 231 Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) ngày 1.8 vừa qua làm 3 cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an quận Cầu Giấy hy sinh một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng mất an toàn phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bởi, đây không phải là lần đầu xảy ra cháy quán karaoke gây hậu quả nghiêm trọng ở quận Cầu Giấy.
Trước đó vào năm 2016, một vụ cháy quán karaoke khác ở quận Cầu Giấy (tại số 68 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) cũng để lại hậu quảvô cùng nặng nề, khiến 13 người chết. 6 năm trôi qua, nỗi ám ảnh kinh hoàng đã lặp lại. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai? Tại sao vẫn ở quận Cầu Giấy và tại sao vẫn là quán karaoke?
Khi ra cháy trên địa bàn thì đương nhiên là có trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong mỗi vụ việc. Do vậy, khi xảy ra những vụ cháy, không chỉ tìm ra nguyên nhân mà xem trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào. Với những cơ sở bị cháy nổ thì kiểm tra lại hồ sơ để thấy rõ chính quyền sở tại có thường xuyên kiểm tra, giám sát hay không. Bởi, trên thực tế, nhiều chính quyền sở tại luôn làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Lúc được yêu cầu thì sẽ đi kiểm tra liên tục, nhưng sau đó lại nhanh chóng thảnổi. Vì thế, việc các cơ quan chức năng không quyết liệt, không giám sát chặt chẽ và chính quyền cơ sở có dấu hiệu buông lỏng quản lý dẫn đến hậu nghiêm trọng cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí sẽ chịu trách nhiệm hình sự khi để những điều không mong muốn xảy ra như vụ cháy vừa qua ở Quan Hoa.
Còn về phía chủ cơ sở, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy để dẫn tới hậu quảlàm nhiều người chết, thiệt hại về tài sản thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 313 Bộluật Hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Căn cứtheo điều luật này, chủ cơ sở có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù lên đến 12 năm. Đáng chú ý, thời gian qua, công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên còn bị buông lỏng nên khi có hỏa hoạn ngũ này hầu như không có kỹ năng xử lý ban đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu về “4 tại chỗ”, dẫn đến những hậu vô cùng nghiêm trọng. Từ đó đặt ra vấn đề cần nâng cao nhận thức cho lực lượng ở cơ sở và luôn được đặt lên hàng đầu.
Ngay tại thời điểm này, các chính quyền địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra thường xuyên và có biện pháp xử lý nghiêm khắc, vi phạm một, hai lần thì kiên quyết rút giấy phép kinh doanh, thậm chí nếu cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, củng cố phát huy hiệu hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, nâng cao kỹ năng sử dụng các trang thiết bị chữa cháy, kỹ năng xử lý các tình huống khi có cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra, để mỗi người dân là “lính cứu hỏa tại chỗ” khi có cháy ra.
ThS LÊ THÚY HỒNG (giảng viên Khoa Kỹ thuật hình sự, Đại học CSND)