Hà Nội không vội được đâu?

VHO- Sau gần một tuần xảy ra sự cố nước có mùi ở Hà Nội, thành phố mới có thông tin chính thức về việc nước sạch được cấp ra từ nhà máy nước sông Đà có chứa hàm lượng styren cao gấp 1,3 đến 3,65 lần bình thường.

Hà Nội không vội được đâu? - Anh 1

Người dân xếp hàng lấy nước như thời bao cấp

Tiếp đó, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) phát đi thông báo tạm ngừng cung cấp nước vô thời hạn (trên thực tế sáng qua 17.10 đã cấp nước trở lại, còn chất lượng an toàn như thế nào thì đang bỏ ngỏ) chẳng khác nào như dội gáo nước lạnh, khiến hàng vạn người dân Thủ đô càng thêm hoang mang, lo lắng…

 Làm sao không hoang mang, lo lắng khi một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống bị ô nhiễm. Không còn cách nào khác, người dân ở các khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai... đổ xô ra các siêu thị, cửa hàng tạp hóa “vét” các thùng nước lọc đóng chai. Lợi dụng “đục nước béo cò”, nhiều cửa hàng bán lẻ đẩy giá lên cao. Cuộc sống bỗng chốc bị đảo lộn. Trên mạng xãhội xuất hiện hàng trăm chuyện hài hước cười ra nước mắt do thiếu nước sinh hoạt, nhất là cư dân ở các khu chung cư cao tầng.

Khi hàng vạn người dân nháo nhác, quay cuồng, vật lộn với cuộc sống thiếu nước sạch thìchính quyền và các cơ quan chức năng Hà Nội vẫn điềm tĩnh, từ tốn xử lý theo phong cách “không vội được đâu” rất Thủ đô. Chỉ đến khi Thủtướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc chỉ đạo khẩn cấp thìHà Nội và các cơ quan chức năng mới thực sự bắt tay vào cuộc.

Đây cũng không phải là lần đầu cho thấy cách xử lý lúng túng của thành phố Hà Nội khi đứng trước các vấn đề về môi trường. Trong vòng hai tháng trở lại đây, ba sự cố nghiêm trọng xảy ra liên tiếp: Ô nhiễm thủy ngân sau vụ cháy Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Cả ba gần như đều có một mẫu số chung: Hoang mang, lo lắng từ phía người dân và bị động, chậm trễ từ phía chính quyền.

“Hà Nội không vội được đâu” có thể đúng trong một số hoàn cảnh cụ thể nào đó, mang đặc thù của Thủ đô nhưng không thể chấp nhận được tình trạng “bình chân như vại” trước những vấn đề bức xúc của người dân.

Đằng sau chuyện “dân cần nhưng quan chưa vội” là vấn đề trách nhiệm. Việc đổ trộm dầu thải tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) và hành vi thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa, đạo đức kinh doanh của cán bộ, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) không còn gì phải bàn, hy vọng cơ quan điều tra sớm tìm ra thủ phạm và làm rõ nguyên nhân để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng không thể không nói tới tình trạng trìtrệtrong nhận thức, hành xử của một bộ phận cán bộ, công chức Thủ đô. Đã đến lúc cần quy rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân của Hà Nội chưa làm hết chức trách của mình trước những vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân chứ không thể xin lỗi, “rút kinh nghiệm” chung chung mãi được. 

PHAN THANH NAM

Ý kiến bạn đọc