Doanh nhân với quy tắc đạo đức
VHO- Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp có tính đặc thù, bởi kinh doanh là hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác. Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận, đồng thời là quy tắc ứng xử tối quan trọng với mọi doanh nghiệp nếu muốn đi đường dài. Việc chú trọng nâng cao đạo đức kinh doanh đi cùng với trách nhiệm xã hội sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con người Việt Nam.
Trên thực tế, tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặc các quan hệ xã hội thì lại là những điều bị phê phán. Có thể lấy ví dụ, người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất, còn các cơ sở thương mại lại có lãi suất cao nhất. Xã mong giảm ô nhiễm môi trường, còn các doanh nghiệp lại giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Từ đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh. Song, không vì thế mà kinh doanh không phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã chung.
Trong nhiều năm trở lại đây, dư luận đã nhiều lần lên án những hiện tượng kinh doanh vi phạm đạo đức, chạy theo lợi nhuận, bỏ qua lợi ích cộng đồng, gây bức xúc trong dư luận như: Công ty Vedan xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải; Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung... và hàng loạt các vụ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, còn một số vụ việc mà trước tiên là yếu tốcó thể dẫn đến vi phạm pháp luật, sau là vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm đối với xã hội. Điển hình như tình trạng gian lận thương mại thông qua giả mạo xuất xứ, trốn thuế, kiểm tra chất lượng, kiểm soát chuyên ngành của một sốdoanh nghiệp thời gian qua là minh chứng. Hay như sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn các tỉnh, thành phốđã thêm phần minh chứng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng…
Đúng vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Bác năm nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bốvà phát động thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam trong cộng đồng doanh nhân toàn quốc. Bộquy tắc gồm 6 điều, là những phẩm chất đạo đức cơ bản cần có và cần được thực hành rộng rãi trong đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tạo nên giá trị kinh tế cho xã hội nhưng vẫn tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo tính chính danh và sự tồn tại của doanh nghiệp; sự minh bạch, công bằng, liêm chính và sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; là những quy tắc tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường và yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình; những phẩm chất cần có trong ứng xử với thiên nhiên, môi trường với Tổ quốc và gia đình, xã hội…
Bộquy tắc đạo đức doanh nhân hướng tới mục đích nâng cao nhận thức của các doanh nhân về đạo đức; lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hóa kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, góp phần thực hiện chủ trương mà Đảng, Nhà nước đề ra về xây dựng ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao. Cùng đó, củng cốniềm tin, tăng sự ủng hộcủa xã đối với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
ĐỖ CAO HUYỀN