“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”
VHO - Tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng ta (3.2.1930 - 3.2.1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khẳng định: Với tất cả đức khiêm tốn của người Cộng sản, chúng ta có quyền tự hào nói rằng “Đảng ta thật là vĩ đại!”.
Vĩ đại bởi lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Vĩ đại bởi Đảng ta đã kế thừa và nhân lên truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm nên những kỳ tích rực rỡ nước ta: 15 tuổi lật nhào ách thống trị hàng ngàn năm chế độ phong kiến, cấu kết gần trăm năm với chế độ thực dân, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là CHXHCN Việt Nam). Vào tuổi 29, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Vào tuổi 45 nhân dân ta thực hiện trọn vẹn khát vọng độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng đi lên nghĩa xã hội. Bước vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta thông qua Cương lĩnh đổi mới toàn diện đất nước; từ đó mở ra những đổi thay đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ do xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, từng bước mở rộng công cuộc hội nhập thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ông đại tướng Mắc-na-ma-ra, tác giả “chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam”, sau 1975 về hưu đã viết cuốn sách hồi ức và suy ngẫm dày hàng trăm trang khổ rộng, tập trung lýgiải vì sao nước Mỹ với binh hùng tướng mạnh cùng với hơn triệu quân ngụy Sài Gòn, lại thua cộng sản? Ông ta nêu nhiều nguyên nhân, nhưng theo ông, có một nguyên nhân quan trọng nhất là nước Mỹ chưa hiểu hết sức mạnh nền văn hóa Việt Nam! Điều đó càng giải vì sao sau 20 năm bao vây, cấm vận ròng rã, năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton lại chủđộng tuyên bố bình hóa quan hệ với Việt Nam. Từ đó, lần lượt các Tổng thống Bill Clinton, Bush, Obama, Trump và tháng 9.2023 vừa qua, Tổng thống Joe Biden cùng đoàn lãnh đạo cấp cao đã sang thăm Việt Nam, kýthỏa thuận nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Có một điều thú vị là, lần nào đến Việt Nam, trong chiêu đãi hoặc hội đàm, Tổng thống Mỹ đều trích đoạn câu Kiều mà mình yêu thích. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, bởi Truyện Kiều của Nguyễn Du là áng văn chương tuyệt tác, từng được UNESCO vinh danh Nguyễn Du là nhà văn hóa kiệt xuất. Truyện Kiều là tiếng nói phẫn nộ với chế độ phong kiến đã chà đạp lên phẩm giáphụ nữ tài sắc vẹn toàn; là khát vọng cao đẹp về tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp. Sức sống Truyện Kiều hay nói rộng ra là sức sống tinh hoa Việt mãi trường tồn, góp phần làm nên bản ca dựng nước và giữ nước bất diệt của ông cha chúng ta. Ta càng hiểu vì sao, trong các chuyến thăm Việt Nam, nhiều Tổng thống đều đến chiêm ngưỡng di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi còn hàng chục tấm bia đákhắc tên những trạng nguyên, tiến sĩ Việt Nam cách đây hàng trăm năm. Đây cũng là đại học đầu tiên nước ta ra đời trước khi thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 6 thế kỷ! Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và thế giới đều coi việc ra Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 là sự kiện hiếm thấy trên thế giới, vì lúc đó Việt Nam chưa giành được chính quyền, Đảng ta chưa là Đảng cầm quyền. Rồi khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra ngày 19.12.1946 thì chưa đầy một năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc, toàn bộ nội dung bài nói Người toát lên tư tưởng chỉ đạo vẫn còn có giátrị thời sự cho đến hôm nay: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi! Thực hiện quan điểm ấy, trong các Đại hội Đảng kế tiếp, Đảng ta đều nhấn mạnh vai trò quan trọng văn hóa. Năm 1998, sau 12 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta ra Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kế thừa và bổ sung Nghị quyết Hội nghị TƯ 5 (Khóa VIII) đó, 15 năm sau, Đảng ta ra Nghị quyết “Xây dựng, triển văn hóa, con Việt Nam, đáp ứng yêu cầu triển bền vững đất nước!”. Tổng kết 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử vì đã xác định đúng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, xây dựng an ninh - quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Cùng với đường lối đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam” theo quan điểm độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước có cùng mục tiêu vì hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp và phát triển; đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 193 nước, có quan hệ đối chiến lược hoặc đối chiến lược toàn diện với tất cả cường quốc. Trong thành tựu to lớn ấy, có sự lan tỏa sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam. Từ thực tiễn lịch sử đó, ngày 24.11.2021, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh vai trò và sứ mệnh lịch sử văn hóa Việt Nam: Văn hóa còn thì dân tộc còn; Văn hóa mất thì dân tộc mất. Đồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn hưng, triển nền văn hóa Việt Nam trong kỳ mới. Theo hướng đó, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trì, phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và triển văn hóa, để trình ra Quốc hội xem xét, phê chuẩn nay mai.
Sinh thời, đề cập vấn đề xây dựng Đảng, Bác Hồ thường căn dặn: Đảng ta là Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên phải nêu cao ýthức tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”(*). Đạo đức theo là những tiêu chí cụ thể, như cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; là vai trò gương mẫu tiên phong “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; là “gần dân, học dân, tôn trọng dân”, “việc gì có lợi cho dân thì nên làm, việc gì có hại cho dân thì nên tránh”… Những đảng viên trót mắc sai lầm thì tự nhận ra và sửa chữa. Nếu ai đã được tập thể nhắc nhở, giáo dục kiên trì mà vẫn cố tình vi phạm nguyên tắc Đảng và pháp luật Nhà nước thì buộc phải xử lýnghiêm minh. Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống. Từ Nghị quyết TƯ 4 khóa XI đến nay, Đảng ta kiên quyết và kiên trì đẩy mạnh công cuộc phòng chống sự suy về tư tưởng đạo đức, gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “chặt bỏ một cành cây sâu để cứu cả hàng cây”, “kỷ luật một số người để cứu muôn người”. Việc thi hành kỷ luật một số cán bộ, trong đó có những bộ cấp cao làm chúng ta đau lòng, nhưng không thể không làm, nhằm giúp bộ tự soi, tự sửa; ai mắc khuyết điểm mà thành thật khai báo thì được giảm nhẹ mức án. Đó cũng là biểu hiện văn hóa nhân văn một Đảng cầm quyền. Có một thực tế là, việc thi hành kỷ luật trong mấy năm qua cũng làm phân tâm một số bộ đương nhiệm, gây ra sự dè dặt trong hành động; thậm chí, có bộ vin cớ sợ sai nên trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm. Vừa qua, Trung ương Đảng ta đã ban hành những quy định cụ thể để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ có tinh thần dám nghĩ, làm, chịu nhiệm; đồng thời xây dựng những tiêu chí để “nhốt quyền lực vào cái lồng cơ chế” nhằm bảo đảm mỗi bộ không thể và không nhận hối lộ, tham nhũng. Đương nhiên, đó là quátrình lâu dài, thường xuyên, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị với sự ủng hộ và giám sát nhân dân trong cuộc chiến cam go này.
Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ đã có lời cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(**). Bởi vậy đấu tranh đẩy lùi nghĩa nhân trong mỗi con mỗi tập thể, chúng ta mới thật sự làm cho Đảng mạnh lên, xứng đáng với danh hiệu “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” - như lời dạy của Bác Hồ.
PGS.TS NGUYỄN HỒNG VINH
Hà Nội 31.1.2024
(*) Về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, H.2011, trang 90
(**) Hồ Chí Minh toàn tập (sách đã dẫn) tập 15, trang 672