Triển lãm năm ngày mất Leonardo da Vinci: Do đâu The Salvator Mundi vắng mặt?
VHO- The Salvator Mundi, bức tranh trị giá 10.000 tỉ đồng, được mệnh danh là bức họa đắt nhất thế giới đã bị loại bỏ khỏi triển lãm kỷ niệm 500 năm ngày mất của thiên tài Leonardo da Vinci .
Bức họa Salvator Mundi được định giá lên tới hơn 10.000 tỉ đồng Ảnh: AFP CONTRIBUTOR
Được khai mạc vào ngày 24.10, triển lãm kỷ niệm 500 năm ngày mất của cố họa sĩ Leonardo da Vinci trưng bày 22 tác phẩn nổi tiếng. Một trong số đó là bức tranh Mona Lisa, sau thời gian được phục chế tại phòng trưng bày. Tuy nhiên, theo thông báo của bảo tàng Lourve (Pháp) Salvator Mundi, bức tranh đắt nhất thế giới, sẽ không nằm trong triển năm nay do những nghi vấn liên quan đến nguồn gốc. Các chuyên gia và nhà thẩm định tin rằng, bức tranh trị giá 450 triệu USD này không phải một tác phẩm được vẽ bởi Da Vinci. Được giới thiệu lần đầu tiên đến công chúng vào năm 2017 bởi nhà sử học và nghệ thuật Ben Lewis, Salvator Mundi đã gây chú ý đối với giới phê bình và truyền thông quốc tế. Theo các chuyên gia, định giá của bức tranh lên tới 450 triệu USD. Đây cũng là bức họa đắt giá nhất trên thế giới, tính tới thời điểm hiện tại.
Trước đó, trong tuyên bố bế mạc của một buổi triển lãm tại Bảo tàng Lourve Abu Dhabi, đối tác của Lourve tại Pháp, ban tổ chức đã tuyên bố bức vẽ Salvator Mundi vẫn sẽ là một phần của buổi triển lãm được tổ chức vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, quyết định này đã bị trì hoãn, chỉ vài tuần trước khi chương trình mở màn. Theo truyền thông quốc tế, ban tổ chức đang trong quá trình thảo luận, liệu việc đặt Salvator Mundi tại buổi triển lãm vinh danh các thành tựu của Da Vinci có thực sự phù hợp, đặc biệt là ở thời điểm nguồn gốc của bức họa vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, người đại diện phía Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan lại thực hiện một động thái gần như “thêm dầu vào lửa” khi cho rằng, dù đắt đỏ, bức họa Salvator Mundi không hề đại diện cho các thành tựu của Leonarrdo.
Salvator Mundi là một bức chân dung vẽ chúa Jesus mặc áo thời Phục hưng, ban phước lành bằng bàn tay phải giơ lên và ngón tay chéo trong khi cầm một quả cầu thủy tinh trong tay trái của mình. Bức tranh đã bị hư hỏng từ những nỗ lực phục chế trước đó. Năm 2005, bức tranh được mua lại bởi một tập đoàn các thương nhân về nghệ thuật, trong đó có Robert Simon, một chuyên gia về các tác phẩm của Leonardo da Vinci. Theo các chuyên gia, Salvator Mundi đã được sơn phủ rất nhiều vì vậy nó trông giống như một bản sao, và được mô tả là một đống đổ nát, bóng tối và ảm đạm.
Nhiều chuyên gia sau khi thẩm định đã chỉ ra một số điểm nghi vấn, đặc biệt là quả cầu pha lê được vẽ trên tay trái của chúa Jesus. Các chuyên gia nhấn mạnh, vấn đề nằm ở chiếc bóng áo choàng của Chúa được vẽ đằng sau quả cầu pha lê trong suốt, điều này cho thấy đây không phải một tác phẩm thuộc về Leonardo da Vinci bởi một danh họa tầm cỡ vốn nổi tiếng bởi sự tỉ mỉ sẽ không vẽ nên một bức họa “phẳng” và thiếu chiều sâu về không gian như vậy.
Vào năm 2018, khi tranh cãi nổ ra ngày một mạnh mẽ, một số chuyên gia về các tác phẩm của Leonardo hàng đầu thế giới, bao gồm Martin Kemp, giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Oxford khẳng định, đây thực sự là một tác phẩm được vẽ bởi Leonardo da Vinci. Trả lời phỏng vấn của The Guardian tại Lễ hội Văn học.
Cheltenham, học giả Martin Kemp cho biết: “Thời gian này, có nhiều nghi vấn đặt ra đối với nguồn gốc thực tế của bức họa Salvator Mundi, tuy nhiên tôi có thể khẳng định các nghi vấn này đều không đúng”.
Hiện tại, Salvator Mundi thuộc quyền sở hữu của Cơ quan Văn hóa và Du lịch Abu Dhabi. Đây là tác phẩm được bảo tàng Lourve mượn để trưng bày nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của cố danh họa Leonardo da Vinci. Tuy nhiên, việc triển lãm nghệ thuật “The Hay” tại Abu Dhabi bất ngờ bị hoãn vô thời hạn vào năm ngoái khiến cho công tác mượn trưng bày của Paris cũng khó mà xảy.
THỤC LINH