Sân khấu hè cho thiếu nhi:

Nhiều tác phẩm ấn tượng chờ đón khán giả “nhí”

THÙY TRANG

VHO - Mùa hè đến cũng là lúc các sân khấu rộn ràng chuẩn bị vở mới chờ đón phục vụ khán giả nhí. Năm nay, sàn diễn thiếu nhi sáng đèn sớm với nhiều tác phẩm chất lượng, hấp dẫn, hứa hẹn không chỉ làm hài lòng “thượng đế nhỏ” mà khán giả lớn tuổi cũng không thể làm ngơ.

Nhiều tác phẩm ấn tượng chờ đón khán giả “nhí” - ảnh 1
Ê kíp sáng tạo vở Lácờ thêu sáu chữ vàng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Liên hoan Sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2024

Nhạc kịch sử Việt với chất liệu dân ca phương Nam

Sân khấu Sen Việt vừa tổ chức biểu diễn hai suất vở nhạc kịch sử Việt Lá cờ thêu sáu chữ vàng ngay sau khi tham gia Liên hoan Sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2024 tại Hải Phòng. Đây cũng là vở diễn duy nhất của TP.HCM tham gia Liên hoan và đã đoạt HCB, cùng với đó là các giải HCV, HCB dành cho cá nhân.

Lá cờ thêu sáu chữ vàng (tác giả Nguyên Phương, đạo diễn Lê Nguyên Đạt, thiết kế sân khấu Trần Hồng Vân, biên đạo múa Lê Hải) lấy bối cảnh nước ta bị quân Nguyên Mông lăm le xâm lấn. Trước thế nước nguy nan, vua Trần Nhân Tông đã mở hội nghị để lấy ý kiến quần thần, bô lão về việc nên đánh hay hòa. Thiếu niên Trần Quốc Toản tuy tuổi nhỏ nhưng lanh lợi, dũng cảm đã cố gắng xin vua được tòng quân cứu nước. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chàng trai trẻ với bầu máu nóng, không chịu ngồi yên khi quê hương bị xâm chiếm. Vở có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Vũ Luân (vai Chú Phương), nghệ sĩ Lệ Trinh (vai Trần Quốc Toản), Hoàng Tùng (vai Vua), NSƯT Lê Trung Thảo (vai Hưng Đạo Vương), nghệ sĩ Võ Ngọc Quyền (vai Phu nhân), Thanh Khang (vai Trần Ích Tắc), Du Bảo (vai Trần Lượng)…

Đáng chú ý, Lá cờ thêu sáu chữ vàng được thể hiện theo hình thức nhạc kịch dân ca Nam Bộ. Chia sẻ về tác phẩm được dàn dựng theo phiên bản mới, đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Giám đốc Sân khấu Sen Việt cho hay: “Dù trước đây hình tượng anh hùng Trần Quốc Toản với lá cờ thêu 6 chữ vàng đã được dàn dựng qua nhiều loại hình như Tuồng, Chèo, Cải lương…, nhưng với phiên bản nhạc kịch dân ca Nam Bộ lần này, chúng tôi hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi. 50 bài lý Nam Bộ đã được NSƯT Võ Thanh Liêm hòa âm phối khí rất độc đáo, tạo nên sự phấn khởi cho các nghệ sĩ biểu diễn ca múa, đồng thời truyền cảm xúc đến khán giả qua từng cung bậc. Đây không chỉ là tác phẩm sân khấu mang thông điệp nhắn nhủ, giáo dục lòng yêu nước, mà còn giới thiệu đến thế hệ tương lai những làn điệu dân tộc, quê hương”, đạo diễn Lê Nguyên Đạt bày tỏ.

Được biết, Lá cờ thêu sáu chữ vàng sẽ chính thức được Sân khấu Sen Việt công diễn trong dịp hè. Sau 2 suất vào ngày 22.5 vừa qua, hiện Sen Việt đang bán vé các suất diễn đặc biệt ngày 1 và 2.6, giảm giá 50% cho thiếu nhi từ 10 tuổi trở xuống.

Nhiều tác phẩm ấn tượng chờ đón khán giả “nhí” - ảnh 2
VởẦu ơ kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật như: Xiếc, âm nhạc dân tộc, múa dân gian…

Ngôi sao “đổ bộ” vào sân khấu thiếu nhi

Sau 5 năm vắng bóng, Sân khấu Hồng Hạc quyết định tái diễn vở Thiên thần nhỏ của tôi (đạo diễn, biên kịch Việt Linh chuyển thểtừ truyện dài cùng tên của nhàvăn Nguyễn Nhật Ánh) vào dịp hè này. Vở kịch kể về câu chuyện tuổi thơ trong trẻo, đượm buồn của đôi bạn Kha - Hồng Hoa… So với buổi diễn cuối năm 2019, Thiên thần nhỏ của tôi năm nay sẽ có 3 diễn viên mới thủvai, đólàbéAn Nhiên 6 tuổi trong vai Hồng Hoa, Trọng Minh 7 tuổi vai Kha vàGia Khánh 8 tuổi vai Khánh. Đặc biệt, phiên bản mới còn có sự tham gia của NSƯT VõMinh Lâm và nhiều diễn viên trẻ… Với sự hội ngộ hai thế hệ nghệ sĩ, vở diễn hứa hẹn sẽlàmón quà đặc biệt của Sân khấu Hồng Hạc dành cho các em nhỏ trong dịp hè2024.

Tương tự, Nhà hát Kịch IDECAF cũng vừa ra mắt khán giả vở kịch thiếu nhi Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Sinbad - Huyền thoại mắt thần (“Ngày xửa ngày xưa” số 35). “Ngày xửa ngày xưa” năm nay (tác giả Mai Khắc Thảo; đạo diễn Vũ Đình Toàn) trình làng sớm hơn khoảng một tháng (các năm diễn vào dịp đầu hè), được chú trọng đầu tư về nhiều mặt. Ước tính kinh phí đã lên đến khoảng 1 tỉ đồng để có được bối cảnh thật hoành tráng, lung linh, đây cũng là mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của “Ngày xửa ngày xưa”. Sức hút của chương trình còn đến từ dàn diễn viên rất giỏi nghề, có kỹ năng ca hát, nhảy múa và nắm bắt tâm lý khán giả nhí. Vở diễn có sự tham gia của dàn diễn viên: Đình Toàn, Đại Nghĩa, Hồng Ánh, Mỹ Duyên, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Bạch Long, Hòa Hiệp, Quang Thảo, Quốc Thịnh, Tuyền Mập, Trà Ngọc…

Gửi gắm thông điệp qua nghệ thuật xiếc

Góp mặt trong dịp hè không thể thiếu sân khấu xiếc và rối. Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam giới thiệu vở xiếc mới Ầu ơ (tác giả Thanh Phương, đạo diễn Phi Sơn - Bích Liên - Công Nguyễn, biên đạo Phúc Hải - Phúc Hùng), ca ngợi các chiến sĩ hải quân ngày đêm bảo vệ biển đảo Tổ quốc, bảo vệ hệ sinh thái biển và giúp đỡ nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Qua đây, tác phẩm cũng gửi thông điệp: Thanh niên đủ 18 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là vinh dự, tự hào, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Lời ru “ầu ơ” luôn là nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Bằng ngôn ngữ xiếc, các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã giới thiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, bắt nguồn từ cuộc sống lao động cần cù qua những hình ảnh thân thuộc như bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắt lẻo, cánh cò bay lả bay la, chợ nổi độc đáo ở miền Tây… Vở diễn được kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật như: Xiếc, âm nhạc dân tộc, múa dân gian, mỹ thuật sân khấu,… qua đó khán giả sẽ nhìn thấy thấp thoáng làng quê Nam Bộ yên ả, đầy chất thơ, mộc mạc, nghĩa tình.

Cùng với Ầu ơ, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam cũng sẽ tiếp tục công diễn vở rối nước Cá chép hóa rồng, vốn là thương hiệu quen thuộc của đơn vị. Cá chép hóa rồng hấp dẫn khán giả với những màn biểu diễn kỹ xảo độc đáo phối hợp giữa lửa và nước, hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng, hứa hẹn tiếp tục mang đến những cảm xúc thú vị cho khán giả và các em nhỏ. 

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc