Hội họa hiện thực: Đi tìm sự khác biệt
VH- Những năm gần đây, hội họa hiện thực đã dần được các họa sĩ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Bởi tác phẩm hiện thực tương đối gần gũi và được công chúng đón nhận một cách dễ dàng hơn so với các trường phái khác. Ít nhất công chúng có thể tiệm cận với những gì họ biết, về cuộc sống, về ký ức, hay đơn giản là không khí, không gian. Đặc biệt, dòng tranh này phản ánh những vấn đề xã hội khá tốt.
Tác phẩm của Nguyễn Lê Tân góp mặt trong triển lãm “Nhóm Hiện thực+”
Với mong muốn đưa hội họa hiện thực ngày một phát triển và được đông đảo công chúng đón nhận, năm 2014 họa sĩ Phạm Bình Chương đã tập hợp các nghệ sĩ đam mê dòng tranh này thành nhóm Hiện thực gồm 13 thành viên: Lê Thế Anh, Nguyễn Văn Bảy, Phạm Bình Chương, Phạm Minh Đức, Mai Duy Minh, Nguyễn Đình Duy Quyền, Nguyễn Lê Tân, Nguyễn Văn Toán, Lê Cù Thuần, Đoàn Văn Tới, Lưu Tuyền, Trịnh Minh Tiến, Vũ Ngọc Vĩnh. Nhóm tập hợp những phong cách khác nhau (hiện thực, siêu thực…), tuy không đưa ra một tiêu chí cụ thể về định hướng sáng tác, song các họa sĩ đã chọn cho riêng mình một phong cách phù hợp. Các thành viên nhóm Hiện thực quan niệm, phong cách hiện thực là một lợi thế để hiện thực hóa ý tưởng, giúp công chúng dễ xem, dễ hiểu. Tuy nhiên, để vẽ được như ý muốn, hoặc là vẽ như thật thì không đơn giản. Dấn thân vào hiện thực cũng coi họa sĩ tự trói mình vào những nguyên tắc khắt khe của nền tảng tạo hình, như hình bố cục, màu sắc hay kỹ thuật diễn tả.
Vậy là cuối 2015, triển lãm đầu tiên của nhóm họa sĩ Hiện thực ra đời, sau đó hai năm tiếp tục diễn ra “Hiện thực +”, bên cạnh triển lãm nhóm thì năm nào cũng có những triển lãm cánhân. Và mỗi người kể những câu chuyện của riêng mình bằng lối tả chân thực mang dấu ấn cá nhân. Ví như, nghệ sĩ chuyên khai thác đề tài phố như Phạm Bình Chương, cảnh đồng quê có Nguyễn Văn Bảy, với Lưu Tuyền là siêu thực pha một chút biểu hiện. Trịnh Minh Tiến từ hiện thực đã phát triển lên cực thực, có ảnh hưởng với siêu thực… Do đó, công chúng và giới chuyên môn đãcónhững hình dung rõhơn vềnhững khác biệt thúvịcủa hội họa hiện thực.
Gần đây nhất, xu hướng “Hiện thực hoàn hảo” họa sĩ Lưu Tuyền đãnhận được phản ứng tích cực của công chúng. So với triển lãm cùng nhóm trước đây, thay vìvẽ búp bê trong vỏ bọc thì trong triển lãm này anh đãđểbúp bê đã bước ra khỏi túi nilon, phủ lên đómột lớp chất liệu nhựa epoxy trong. Theo họa sĩ Lưu Tuyền, nghệ thuật không hoàn toàn là cố gắng để tìm kiếm, màthông qua nghệ thuật là để bộc lộ chính mình.
Theo họa sĩPhạm Bình Chương, hiện thực là những gìmà chúng ta có thể cảm nhận, thể hiện, tái hiện được. Với hội họa hiện thực, cần phân biệt ba khái niệm: Phong cách hiện thực tự nhiên, vẽ giống như mắt nhìn, là phong cách phổ biến của các họa sĩ từ lúc loài người biết vẽ cho tới nay, dù ở bất cứ đề tài nào, thần thoại, sinh hoạt, chân dung..., người xem có thể thấy hình ảnh và không gian tương đối giống trong cuộc sống. Thứ hai là phong cách tả thực, vẽ sao cho giống thật, đến mức có thể đánh lừa được thị giác. Thứ ba là chủ nghĩa Hiện thực, phải vẽ cái thực tại trong cuộc sống, tức không được tưởng tượng hoặc vẽ những thứ huyền hoặc, huyền thoại.
Hầu hết thành viên nhóm Hiện thực đều sở hữu khả năng kỹ thuật tương đối tốt để diễn đạt hiện thực, lấy hiện thực làm nền tảng. Họ cũng từng nhắc đến một hiện thực khác, khi cho rằng hội họa không phải là nhiếp ảnh…
Chia sẻcâu chuyện chung vềkhuynh hướng sáng tác, họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết, anh cóthói quen dùng ảnh làm tư liệu sáng tác. Việc vẽ như một bức ảnh mang đến cho anh cảm giác thú vị về sự khám phá thế giới thông qua các chất liệu của đời sống đương đại như vỏ xe ô tô, đồ nhựa... Là tác giả cực thực đầu tiên của Việt Nam, gần đây, anh có xu hướng vẽ quang cảnh xuyên qua các lớp kính có nước hoặc bị uốn cong, hình ảnh bị méo mó, biến dạng đến mức không nhận dạng được.
Họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết, các tác phẩm của nghệ sĩ hiện thực được yêu quý, được mua giácao, thậm chí từ trước đó các gallery đã có các tác phẩm trưng bày nhất định. Cho nên ngay cả khi đang trưng bày, có tác phẩm gần như đã được bán từtrước đó. Có những nghệ sĩ trong nhóm Hiện thực vẽ ra bức nào đã có khách đặt trước. “Mức giá tranh của nhóm Hiện thực là một câu chuyện thú vị. So với thời điểm tranh hiện thực khi mới được giới thiệu năm 2015, thì 3 năm sau mức giá tranh của một số họa sĩ đã tăng lên gấp đôi, lượng công chúng quan tâm và mua tác phẩm tranh hiện thực đã rất nhiều. Thậm chí, một số họa sĩ trẻ trong nhóm cũng bán được tranh với giá rất tốt, từ chưa đến 1.000 USD sau hai năm đã lên gấp đôi, gấp ba. Mức độ ưa chuộng tranh hiện thực và bước phát triển của nghệ sĩ đã tăng đáng kể”, họa sĩ Trịnh Minh Tiến cho biết.
THỦY NGUYỄN