VHO - Nghề rèn ở Tịnh Minh gìn giữ được đến hôm nay, bởi thợ rèn ở đây luôn lấy chất lượng sản phẩm làm đầu để giữ thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng.
Vừa nung thanh sắt trong lò than, vừa vung búa đập tạo hình, ông Nguyễn Tòng (66 tuổi), làng nghề rèn Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) chia sẻ: "Làng nghề đã có truyền thống phát triển hơn 300 năm qua. Tôi nối nghiệp cha từ lúc 10 tuổi, nghề rèn luôn có sức hấp dẫn đối với tôi. Nhờ có nghề này trong tay mà cuộc sống gia đình ổn định, và đủ sức trang trải cho 4 đứa con ăn học cho đến lúc trưởng thành"Làng rèn xóm 6, thôn Minh Khánh hình thành cách đây cả trăm năm. Trong thời chiến tranh, sản phẩm nghề rèn có giá trị lớn, làm ra vũ khí thô sơ như chông sắt, dao, gươm, mác… phục vụ cho cách mạng qua 2 thời kỳ chống Pháp và chống MỹĐể tạo ra được một sản phẩm từ sắt và thép thô đòi hỏi nhiều công đoạn, công sức. Từ việc nung sắt rồi dùng búa tạ đập cho nhẵn, mài, đóng cán…mỗi khâu đều yêu cầu sự khéo léo của người thợÔng Tòng cho rằng: "Điều quan trọng nhất của việc sản xuất này là khi cho sản phẩm qua lửa lần cuối rồi nhúng vào nước lạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ sắc của dụng cụ mà còn giúp chúng bền bỉ sau thời gian sử dụng"Mỗi ngày, một người thợ rèn lành nghề có thể rèn từ 20 đến 25 lưỡi liềm để bán cho thương lái, với giá từ 20 đến 22 nghìn đồng mỗi chiếc. Trung bình một người thợ rèn có doanh thu khoảng 400 đến 500 ngàn đồng/ngàyAnh Nhang Văn Thân ở thôn Minh Khánh, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh cho hay, so với nhiều nghề khác thì nghề này vất vả hơn và mất nhiều thời gian. Người làm nghề phải có sức khỏe dẻo dai và chịu được cái nóng của lửa, bụi bặm của khóiLàng rèn Tịnh Minh hiện có 55 hộ gia đình làm nghề với hơn 100 lao động, chuyên sản xuất các nông cụ cầm tay. Mỗi năm, làng rèn Tịnh Minh sản xuất ra hơn 200 ngàn sản phẩm các loại, doanh thu hơn 4 tỉ đồng/năm. Làng rèn Tịnh Minh được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể và UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP 3 sao