Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng​​​​​​​ tình hình mới: Trọng tâm là các biện pháp phòng ngừa

VHO- Bộ VHTTDL đã hoàn thiện Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Dự thảo là sự tiếp nối Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, nhằm duy trì những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đáp ứng​​​​​​​ tình hình mới: Trọng tâm là các biện pháp phòng ngừa - Anh 1

 Tuyên truyền phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em tại một trường tiểu học của Hà Nội Ảnh: T.H

 

 Quan điểm xây dựng Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới là chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; xử lý các vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình để từng bước giảm dần và tiến đến ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình.

Dự thảo Chương trình đặt ra 15 chỉ tiêu với những con số cụ thể, ví dụ như đến năm 2025 đạt 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai đề án xây dựng đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em trên cơ sở giao thêm nhiệm vụ về gia đình và trẻ em cho cộng tác viên dân số. Từ năm 2025, hằng năm duy trì 100% thôn, tổ dân phố của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em triển khai các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình. Tại mỗi thôn, tổ dân phố của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được ít nhất một địa chỉ tin cậy ở cộng đồng vàtừ năm 2025 trở đi, hằng năm tại mỗi thôn, tổ dân phố của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duy trì ít nhất một địa chỉ tin cậy ở cộng đồng được trang bị các phương tiện và thực hiện hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình đến tạm lánh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Trong nhiệm vụ và giải pháp cũng đặt ra những vấn đề cần phải hoàn thiện như: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình, Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình, Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình, Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác các cấp, các ngành, Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình…

Trong Báo cáo thuyết minh xây dựng Chương trình quốc gia PCBLGĐ trong tình hình mới, Vụ Gia đình (BộVHTTDL) đã chỉ rõ những hạn chế đó là: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình; việc tổ chức triển khai thực hiện Luật còn lúng túng, chưa đề ra được chủ trương, biện pháp cụ thể; chưa ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thực tế mới chỉlồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xã hội. Công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách, không có đội ngũ cộng tác viên; kinh phí dành cho công tác gia đình còn hạn chế, công tác hoạt động của các Câu lạc bộ nội dung còn nghèo chưa phong phú; đặc biệt là công tác phát hiện, ngăn chặn, hòa giải các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình tại cơ sở chưa được kịp thời.

Để tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, dự thảo Chương trình cũng đã đề nghị các đơn vị cần xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp về phòng, chống bạo lực gia đình, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác gia đình các cấp, nâng cao năng lực cho các thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình trong triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng và vận hành mạng lưới PCBLGĐ các cấp để nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vụ việc bạo lực gia đình; xây dựng và vận hành đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình ở cộng đồng; xây dựng các đội phản ứng nhanh ở thôn, tổ dân phố và ở các xã/phường/thị trấn nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu, chỉtiêu của Chương trình và giải quyết các vấn đề về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực, phạm vi Bộ, ngành, địa phương quản lý. 

NGUYỄN SƠN

Ý kiến bạn đọc