13 dấu hiệu cho thấy bạn có một tuổi thơ không hạnh phúc

THÙY CHI

VHO - Nhìn lại tuổi thơ của mình, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại những khoảnh khắc ấm áp và hạnh phúc. Có một số lời nói, hành động, cử chỉ cho thấy bạn (hoặc những người xung quanh bạn) vô tình thể hiện ra nếu bạn đã trải qua một tuổi thơ không hạnh phúc. Thật không may, nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu thập những kỷ niệm hạnh phúc trong suốt quá trình trưởng thành của bản thân, thì đó có lẽ là một dấu hiệu cho thấy bạn đã có một tuổi thơ khó khăn.

13 dấu hiệu cho thấy bạn có một tuổi thơ không hạnh phúc - ảnh 1
Chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn và trấn an từ bố mẹ. Không có điều đó, chúng ta mất niềm tin

Bạn sợ phải lên tiếng

Sợ nói lên suy nghĩ của mình có thể cho thấy bạn đã không được sống thoải mái khi còn nhỏ. Nếu bạn từng cảm thấy như mình không thể thể hiện bản thân với bố mẹ, điều đó có thể chuyển thành một thành một phần nhân cách khi trưởng thành.

Những đứa trẻ từ những gia đình mà bố mẹ chúng luôn la mắng hoặc kỷ luật chúng vì nói lên tiếng nói của mình, hoặc được dạy rằng tiếng nói của chúng không quan trọng, thì khi trưởng thành, việc chúng đứng lên bảo vệ bản thân là một thách thức.

Bạn có vấn đề về lòng tin

Những vấn đề về sự tin tưởng dường như phổ biến ngày nay vì đây là một chủ đề nóng trong giới sức khỏe tâm thần. Vấn đề lòng tin bắt nguồn từ sự tin tưởng bị phá vỡ, điều thường xảy ra trong thời thơ ấu khi chúng ta học cách điều hướng các mối quan hệ hoặc nếu chúng ta đã trải qua chấn thương cảm xúc về thể xác hoặc bị lạm dụng.

Ví dụ, nếu một người cha đặt công việc lên trên thời gian ở cạnh gia đình, điều đó cũng có nghĩa nhiều lời hứa của ông với con cái mình bị phá vỡ. Do đó, con của người cha đó sẽ gặp vấn đề tin tưởng về những gì họ nói.

Bạn cũng có thể gặp vấn đề về tin tưởng nếu bố mẹ bạn sử dụng hình thức trừng phạt thể xác. Chúng ta tìm kiếm sự hướng dẫn và trấn an từ bố mẹ. Không có điều đó, chúng ta mất niềm tin.

Thiếu tự tin

Nếu bố mẹ bạn liên tục chỉ trích bạn hoặc nghiêm khắc về ngoại hình hoặc hành vi của bạn khi còn nhỏ, bạn có thể gặp phải vấn đề về sự tự tin khi trưởng thành. Sự tự tin là điều phải được nuôi dưỡng và phát triển theo thời gian.

Nhiều người trong chúng ta đã có những trải nghiệm thời thơ ấu hỗn loạn gây ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành. Nếu bạn gặp không cảm thấy tự tin về bản thân, điều này có thể thể hiện trong sự nghiệp của bạn bằng cách chấp nhận một vị trí không tương xứng với năng lực của mình, và bạn có thể thấy việc tin vào bản thân là một thách thức.

Khó mở lòng

Trở nên quá phòng thủ có thể là một trong số những phẩm chất chúng ta học được từ những người đã nuôi dạy chúng ta. Thâm chí đó có thể là điều chúng ta không nhận ra mình đang gặp phải.

Những bậc phụ huynh la hét với con cái hoặc quá bảo thủ vô tình dạy con mình luôn luôn trong trạng thái phòng thủ. Sự phòng thủ này cũng có thể là kết quả của việc thiếu tự tin, khi người ta cảm thấy buộc phải bảo vệ hành động của mình ngay cả khi không sai.

Có xu hướng ái kỷ

Những phụ huynh ái kỷ có thể chỉ nghĩ đến việc chăm sóc bản thân và nhu cầu của họ. Mặc dù bạn có thể không tự yêu mình, nhưng những đứa trẻ lớn lên với những bậc phụ huynh như vậy đã học được hành vi của họ, trong một số trường hợp, những đứa trẻ cũng dần không quan tâm tới người khác và có thái độ thù ghét tất cả những người xung quanh

13 dấu hiệu cho thấy bạn có một tuổi thơ không hạnh phúc - ảnh 2
Nếu cha mẹ bạn không cho bạn thấy những cử chỉ yêu thương hoặc vắng nhà hầu hết thời gian, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra mối liên hệ ý nghĩa với người khác khi trưởng thành

Luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng

Giống như tự tin thấp, cảm giác không xứng đáng phổ biến ở những người đã trải qua khoảng thời gian vất vả khi lớn lên. Nếu bạn có một vị phụ huynh không bao giờ khen ngợi chiến thắng của bạn hoặc khiến bạn cảm thấy mình luôn thua kém hơn họ, bạn có thể không cảm thấy mình đủ tốt.

Cảm giác không xứng đáng không phải là hiếm. Chúng có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào và có thể xảy ra thường xuyên nếu bạn đã gặp khó khăn khi lớn lên.

Bạn gặp khó khăn trong việc kết nối cảm xúc

Kết nối cảm xúc với người khác là rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức của chúng ta khi còn nhỏ. Kết nối cảm xúc là một phần của trải nghiệm con người và khiến chúng ta cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Một cách nuôi dạy nghiêm khắc có thể ngăn chặn sự phát triển cảm xúc ở con trẻ. Nếu cha mẹ bạn không cho bạn thấy những cử chỉ yêu thương hoặc vắng nhà hầu hết thời gian, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra mối liên hệ ý nghĩa với người khác khi trưởng thành.

Luôn luôn tiêu cực

Chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta. Chấn thương cảm xúc hoặc thể chất, như trải nghiệm bị bỏ rơi hoặc lạm dụng, có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về mọi thứ.

Nếu phản ứng trực giác của bạn khi nghe thông tin mới bắt nguồn từ sự tiêu cực, có thể đã đến lúc suy nghĩ về lý do tại sao lại như vậy. Sự tiêu cực liên tục là kết quả trực tiếp của chấn thương thời thơ ấu, nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó theo thời gian.

Bạn mắc chứng rối loạn lo âu

Ngày nay, có vẻ như rất nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu. Mặc dù lo lắng không phải là bất thường, nhưng nó có thể bắt nguồn từ những ký ức và chấn thương thời thơ ấu của bạn.

Nếu bạn luôn lo lắng mà dường như những cảm giác này không bao giờ biến mất, đó có thể là kết quả của sự bỏ rơi hoặc lạm dụng mà bạn đã phải chịu đựng trong một thời gian dài. Lo lắng cũng có thể kết hợp với hầu hết mọi lựa chọn trong danh sách này, vì đó là một cảm giác đi kèm với hầu hết mọi dấu hiệu.

Bạn luôn kiểm soát mọi thứ quá mức cần thiết

Thời thơ ấu đầy biến động có thể khiến chúng ta cảm thấy như mình không có quyền kiểm soát. Nếu bạn không có một cuộc sống gia đình ổn định khi lớn lên, bạn có thể thấy rằng sự ổn định là điều bạn khao khát nhất khi trưởng thành.

Do đó, khi bạn lớn tuổi hơn, bạn có thể có xu hướng cố gắng kiểm soát mọi thứ. Từ mối quan hệ đến cách trang trí nhà cửa, tìm kiếm sự kiểm soát bằng bất kỳ cách nào bạn có thể sẽ thỏa mãn khao khát đó.

Bạn sợ bị bỏ rơi

Sợ bị bỏ rơi là khi bạn có một cảm giác tuyệt vọng không thể tả được về việc mọi người rời khỏi cuộc sống của bạn. Những bậc phụ huynh bỏ rơi con cái và không có mặt nhiều dạy chúng rằng mọi người quan trọng cuối cùng đều rời đi.

Khi bước vào tuổi trưởng thành, bạn có thể thấy rằng duy trì mối quan hệ (thân thiết và lãng mạn) là một thách thức. Khi những mối quan hệ đó thay đổi, bạn bám vào chúng, hy vọng rằng chúng sẽ không rời khỏi cuộc sống của bạn như cha mẹ bạn đã dạy bạn.

Bạn siêu độc lập và luôn cảm thấy mình có trách nhiệm nặng nề

Bạn có tự hào về việc có trách nhiệm và độc lập không? Nếu vậy, bạn có thể đã có một tuổi thơ khó khăn.

Những đứa trẻ phải dựa vào chính mình vì cha mẹ không thể giúp đỡ hoặc nuôi dạy chúng trở nên siêu độc lập. Khi những đứa trẻ độc lập này lớn lên thành người trưởng thành, chúng có thể cảm thấy tự hào về bản chất có trách nhiệm của mình. Nó có thể cản trở chúng khi chúng gặp khó khăn trong việc nhờ người khác giúp đỡ. Xin được giúp đỡ không phải là có hại.

Bạn đè ép chính cảm xúc của mình

Một số trẻ em không bao giờ học được cách thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp và gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác. Chúng cũng có thể gặp khó khăn trong việc cởi mở cảm xúc của bản thân xung quanh người khác khi lớn lên.

Nếu cha mẹ bạn gặp các chứng bệnh về rối loạn cảm xúc và la hét với bạn hoặc anh chị em của bạn, thì việc kìm nén cảm xúc có thể xảy đến với bạn. Những bậc phụ huynh phản ứng to tiếng với con cái dạy chúng rằng họ cũng có thể phản ứng bằng sự tức giận hoặc không cần phải phản ứng khi có bất cứ điều gì xảy ra.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc