Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá

NGUYỄN LINH

VHO - Trong 2 ngày 25 và 26.11, Đoàn công tác do Văn phòng Bộ VHTTDL tổ chức, với gần 20 phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí đã có chương trình tác nghiệp, khảo sát, tìm hiểu thực tế tại tỉnh Thanh Hoá, gômf Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Khu du lịch Hải Tiến, các điểm di tích lịch sử văn hoá của huyện Hoàng Hoá; một số mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu, gặp gỡ các nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 1
Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 2
Phóng viên các cơ quan báo chí tham quan, tìm hiểu thực tế về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Chương trình do Văn phòng Bộ VHTTDL tổ chức nhằm tuyên truyền về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20.5.2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11.2021; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ VHTTDL và phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trên từng lĩnh vực.

Tham gia đoàn có lãnh đạo Văn phòng Bộ VHTTDL và gần 20 phóng viên các cơ quan báo chí như: Báo Nhân dân, Văn Hoá, Đại biểu Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, VietNamnet, Lao động, An ninh Thủ đô, điện tử Tổ quốc, Văn hoá, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Quân đội Nhân Dân,

Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 3
Phóng viên các cơ quan báo chí tham quan, tìm hiểu thực tế bảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Tại Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí đã được tham quan, tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Với diện tích rộng khoảng 200ha, tọa lạc ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa di tích Lam Kinh gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà Lê, là nơi an nghỉ của các vua và hoàng hậu nhà Hậu Lê, cùng hệ thống cảnh quan, tạo sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là di tích quốc gia đặc biệt.

Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 4
Phóng viên các cơ quan báo chí tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Kết thúc buổi tham quan, phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi khi được về thăm viếng nơi lưu giữ giá trị di sản văn hóa của triều đại Hậu Lê và mong muốn Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh luôn được giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy những giá trị lịch sử, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Tại huyện Thọ Xuân, đoàn đã đi tham quan thực tế một số mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu như thôn thông minh xã Tây Hồ, cảnh quan môi trường xã Bắc Lương và nhà văn hóa thôn Phúc Thượng xã Nam Giang, gặp gỡ nghệ nhân trò Xuân Phả xã Xuân Trường.

Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 5
Phóng viên các cơ quan báo chí tham quan mô hình Camera an ninh xã Tây Hồ (Thọ Xuân)

Trao đổi thông tin với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân Nguyễn Xuân Hải đã nêu bật một số kết quả trên lĩnh vực Văn hóa cơ sở của huyện trong thời gian qua.

Cụ thể, hiện nay toàn huyện có 30/30 xã, thị trấn có cơ sở vật chất văn hóa, thể thao; 272/274 thôn, phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao, đạt tỷ lệ 99,2%, trong đó có trên 80% Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL; Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL; trên 90% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa và thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa; …

Phó Chủ tịch huyện Thọ Xuân cũng cho biết, ngày 6.11 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Gần 20 phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại Thanh Hoá - ảnh 6
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện Thọ Xuân, cán bộ và Nhân dân thôn Phúc Thượng (xã Nam Giang)

“Đây là sự ghi nhận thành quả của sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân trong việc thực hiện phong trào xây dựng NTM. Đồng thời cũng là kết tinh thành quả phát triển kinh tế– xã hội của các thế hệ cán bộ lãnh đạo và Nhân dân huyện sau quãng thời gian dài phấn đấu không ngừng nghỉ”, ông Hải nhấn mạnh.

Trước đó, năm 2019, huyện Thọ Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Thọ Xuân đã có nhiều bước đột phá, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 63,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,56%... Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, diện mạo nông thôn thực sự đổi mới.

Nhân dịp này, lãnh đạo huyện Thọ Xuân ghi nhận và cảm ơn những đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí trong sự nghiệp phát triển của huyện và mong muốn thời gian tới cùng với báo chí tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của huyện, trong đó tập trung mạnh các lĩnh vực Văn hóa cơ sở, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc