Phú Yên: Hướng đến danh hiệu “di sản” địa chất toàn cầu
VHO- Các chuyên gia UNESCO nhận định, tỉnh Phú Yên đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí thành lập công viên địa chất quốc gia và hướng tới công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Gành Đá Đĩa là di sản địa chất trong công viên địa chất Phú Yên
Theo đó, địa chất nơi đây có tất cả các tiềm năng và cơ hội để trở thành một công viên địa chất toàn cầu. Và đây là cơ hội để Phú Yên hướng đến việc khai thác và phát huy đồng bộ, toàn diện giá trị các di sản địa chất, di sản văn hóa, xã hội, lịch sử, đa dạng sinh học một cách bền vững…
Định hướng cho công viên địa chất
Phú Yên là vùng đất giàu tiềm năng và đang bước vào giai đoạn phát triển năng động. Tháng 6.2020, Tỉnh ủy PhúYên đã cóvăn bản thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh về việc triển khai dự án Công viên địa chất toàn cầu tỉnh PhúYên. Sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương, UBND tỉnh PhúYên xây dựng Đề án công viên địa chất tỉnh hướng tới danh hiệu công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Việc xây dựng đề án sẽ định hướng phát triển nhanh và bền vững của tỉnh PhúYên; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh, định hướng xây dựng thương hiệu địa phương trong chiến lược quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch quốc tế. Đồng thời, phù hợp với chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với UNESCO.
Không chỉ vậy, đề án còn hướng đến việc khai thác và phát huy đồng bộ, toàn diện giá trị các di sản địa chất, di sản văn hóa, xã hội, lịch sử, đa dạng sinh học một cách bền vững… tạo các ngành nghề mới, các sản phẩm chất lượng đi kèm với sự nổi tiếng và thương hiệu xanh của địa danh công viên địa chất PhúYên, góp phần tạo bước đột phá cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, kết nối PhúYên với các đối tác trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đặc biệt, tôn vinh giá trị di sản địa chất độc đáo của địa phương cũng như vai trò của các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, thông tin truyền thông, bảo vệ môi trường, ngoại giao văn hóa, hợp tác quốc tế...
Công viên địa chất PhúYên được đánh giá có3 giá trị khoa học chính gồm di sản địa chất, di sản văn hóa - lịch sử và đa dạng sinh học. Với những giá trị khoa học nổi bật như trên, dự kiến công viên địa chất tỉnh PhúYên gồm 80 - 100 di sản địa chất, trong đócónhiều điểm là các di sản, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như: Đụn cát cổ, Núi Đá Bia, Hải đăng Mũi Điện, Di tích tàu không số Vũng Rô, Suối nước khoáng nóng PhúSen, Di chỉkhảo cổ Thành Hồ, Tháp Nhạn, các thềm biển cổ, Đầm Cù Mông, Cảng cổ Phụng Long, Cảng muối cổ, Lăng cá ông Hòa Lợi, Thành An Thổ, Nhà thờ Mằng Lăng, Bãi Xép, Gành Ông, Gành Bà, Hòn Yến, Gành Đá Đĩa... Phạm vi công viên địa chất PhúYên bao gồm các huyện, thị xã ven biển: Sông Cầu, Tuy An, PhúHòa, Đông Hòa và TP Tuy Hòa.
Hướng tới danh hiệu “di sản” địa chất
Dẫu tỉnh Phú Yên có giá trị di sản địa chất nổi bật, tuy nhiên việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO là một văn kiện công phu, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu của các chuyên gia, các nhà khoa học nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện Đề án công viên địa chất tỉnh PhúYên hướng tới danh hiệu công viên địa chất toàn cầu UNESCO đạt hiệu quả cao, tỉnh PhúYên đãthành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển công viên địa chất tỉnh PhúYên do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và thành lập Ban Quản lý công viên địa chất PhúYên. Đồng thời, tỉnh PhúYên mời nhóm chuyên gia cókinh nghiệm xây dựng thành công các hồ sơ trình UNESCO công nhận các công viên địa chất ở Việt Nam cóý nghĩa quan trọng, đảm bảo hiệu quả của Đề án.
Ông Lê Hoàng Phú, Chánh Văn phòng Sở VHTTDL PhúYên chia sẻ: Đơn vị đã thực hiện dự thảo, tập hợp tài liệu lập hồ sơ Đề án và hiện nay, UBND tỉnh đã giao cho Sở Ngoại vụ làm đầu mối chính hoàn thiện hồ sơ Đề án để trình UNESCO.
Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thủy, Giám đốc Sở Ngoại vụ PhúYên cho biết: Đề án đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Sở sẽthực hiện tổ chức hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế về tiềm năng di sản địa chất và triển vọng xây dựng công viên địa chất toàn cầu PhúYên. Đồng thời, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.
THẾ HỮU