Phát lộ kiến trúc tôn giáo thời Trần ở Nghi Sơn

VHO- Qua công tác khai quật đã xác định được 19 di tích và hàng nghìn di vật phản ánh trung thực lịch sử tồn tại và phát triển của chùa Am Các (xã Định Hải, thịxã Nghi Sơn, Thanh Hóa) từ thời Trần, thế kỷ XIV đến thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII - XVIII. Đây là thông tin được các nhà khoa học công bốtại Hội nghịbáo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học di tích chùa Am Các năm 2023. Đây là cuộc khai quật lần thứ hai tại di tích chùa Am Các, tập trung trong phạm vi kiến trúc Nội tự (tường bao) với diện tích trên 3.000m2.

Phát lộ kiến trúc tôn giáo thời Trần ở Nghi Sơn - Anh 1

 Các di vật được phát hiện sau khi khai quật khảo cổ học

Trước đó, năm 2018, Trường Đại học VHTTDL Thanh Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh Thành khai quật di tích chùa Am Các đã phát hiện một sốdấu tích nền móng di tích kiến trúc thời Trần, thế kỷ XIII - XIV, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII - XVIII cùng hàng nghìn di vật các thời kỳ như khu lò gạch ngói và kiến trúc bó nền khu vực tảng đá khắc hình tượng Phật. Những phát hiện khảo cổ học này đã minh chứng lịch sử di tích chùa Am Các có từ thời Trần và tồn tại đến đầu thời Nguyễn.

Kết quả điều tra thám sát và khai quật khảo cổ học cho đến nay đều có chung nhận định rằng, chùa Am Các bên cạnh vai trò là một trung tâm tôn giáo lớn, còn là một tiền đồn quân sự từ thời Trần đến thời Lê Trung Hưng không chỉ ở Nghi Sơn, Thanh Hóa mà có đóng góp to lớn trong lịch sử quốc gia Đại Việt đương thời. Kết quả khai quật đã phát hiện được sốlượng khá lớn đồ gốm sứ, mặt bằng kiến trúc thời Trần có thểhình chữ “Công”, cống thoát nước xây bằng gạch chữ nhật thời Trần, các bó nền kiến trúc sử dụng chất liệu tại chỗ (đá mồ côi) và kỹ thuật xây dựng mang truyền thống thời Trần. Đặc biệt là di tích tường bao/nội - ngoại tự và những bức tường ngăn không gian chức năng của thành trong/nội tự, cùng với loại đá và kỹ thuật xây dựng như các kiến trúc, đã minh chứng cho sự tồn tại của kiến trúc nhà Trần ở đây. Do vậy, Am Các có thểlà một loại hình tiêu biểu của một thành phòng ngự trong chiến lược biển của nhà Trần.

Theo Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành, trên cơ sở các kết quả khai quật, việc xây ngôi chùa mới có thể làm bên ngoài nền móng khảo cổ đểvừa bảo vệ được di tích khai quật, phục vụ cho nghiên cứu lâu dài, đảm bảo nguyên tắc về bảo tồn di sản.

NGUYỄN LINH

Ý kiến bạn đọc