Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi cách nghĩ, cách làm

VHO- Để chị em người dân tộc thiểu số từng bước thay đổi nhận thức, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất; sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; tham gia các hoạt động do phụ nữ tổ chức để tiếp cận thông tin, kiến thức mới về khoa học kỹ thuật; kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình.v.v. Thì phải “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025”

Cùng với việc hỗ trợ về vốn, giúp đỡ về cây, con giống, ngày công lao động, các cấp hội thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, chuyển giao, áp dụng tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, nâng cao kiến thức, kỹ năng tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi cách nghĩ, cách làm - Anh 1

Chị Ami Hon đã có biết làm chuồng để chăn nuôi  

Chị Giang Thị Thanh, ở xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk  là 1 trong rất nhiều chị em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn do bản thân và chồng chị bị đau ốm bệnh tật kéo dài. Dẫu là người siêng năng chăm chỉ, nhưng do thiếu vốn đầu tư , thiếu đất sản xuất mà không thể vươn lên thoát nghèo được. Nhiều năm nay chị Giang chỉ làm một công việc là chăm dê thuê cho các hộ trong vùng. Năm 2021 chị đã được hội LHPN huyện  Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk  hỗ trợ 1 cặp Dê con.  Chỉ sau hơn 1 năm cặp Dê được hỗ trợ ấy đã phát triển ngang bằng đàn dê của các hộ trong vùng. Vậy là từ chăm sóc dê thuê, chị Giang đã có số dê con của riêng mình, cùng kiến thức chăn nuôi đã được chị em chia sẻ. 

Ở buôn Pu Huê, xã Ea Ktuar, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk  có chị Ami Hơn cũng vừa đượcHội phụ nữ địa phương tặng 1 cặp heo lai rừng để giúp chị chăn nuôi, khi điều kiện đất đại xung quanh nhà không đủ rộng. Từ đây chị Ami Hon đã được hướng dẫn tận dụng vật liệu đơn giản để làm huồng để nuôi gà, nuôi heo lai, và biết sử dụng các loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Công việc tưởng đơn giản nhưng nếu không cầm tay chỉ việc  thì phụ  nữ người DTTS vẫn giữ nếp chăn nuôi cũ là không biết chữa bệnh khi vật nuôi bị đau, không bổ sung thức ăn cho vật nuôi, không làm chuồng .v.v.đó là cáchnghĩ cách làm cũ đã ăn sâu vào mỗi người DTTS. 

Chị H’Doan Niê ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar tốt nghiệp Đại học khoa chăn nuôi Thú y đã không tìm việc làm nơi xa, mà ở nhà áp dụng kiến thức đã học vào chăn nuôi dê, làm mô hình cho bà con trong vùng cùng chăn nuôi. Từ chỗ chị được hỗ trợ 1 cặp dê để chăn, đến năm 2020 chị đã trở thành người cung cấp Dê giống cho bà con khắp nơi. Cũng từ chỗ hàng ngày tranh thủ đi cắt cỏ nhiều nơi, nay chị đã phá bỏ 1 sào đất vườn tạp để trồng cỏ, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để phục vụ chăn nuôi lâu dài.

Thống kê của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk cho biết: Thực hiện Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ, giai đoạn 2021 - 2025” do Hội LHPN tỉnh phát động, các cấp Hội ra mắt 13 mô hình thay đổi nếp nghĩ cách làm trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi với 137 thành viên; điều tiết các nguồn vốn của Hội và đề xuất chính quyền các cấp hỗ trợ nguồn vốn, cây, con giống các loại, tổng trị giá hơn130 triệu đồng. Thực hiện trên 520 mô hình sinh kế, mở lớp hỗ trợ kiến thức sản xuất, chăn nuôi cho phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn tại địa phương với tổng kinh phí hơn 4,6 tỷ đồng, đạt trên  250% kế hoạch đề ra.

Theo chị H’Chi Mlô, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ea Đar huyện Ea Kar thì, cái hay của những mô hình sinh kế là không chỉ trao cho chị em “chiếc cần câu” mà đã giúp hội viên thay đổi nếp nghĩ, biết tận dụng tiềm năng sẵn có về đất đai, nguồn thức ăn, công lao động để phát triển kinh tế gia đình từ việc nhỏ nhất, rồi dần dần mở rộng quy mô nên có sự bền vững. Từ mô hình nuôi  đếnmô hình “Cải tạo vườn tạp và chăn nuôi” ra toànxã. Khi kinh tế phát triển, chị em  đã tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn, nhất là phát huy vai trò chủ thể trong việc giữ gìn nét đẹp văn hoá của người DTTS.

Qua việc thực hiện “hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo” của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk cho thấy nhiều nơi các cấp hội phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã xác định được những khó khăn của chị em người dân tộc thiểu số trong việc phát triển kinh tế gia đình. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phong trào phụ nữ vàcông tác Hội chưa phát huy được hiệu quả. Từ đó, việc vận động các nguồn hỗ trợ để cấp con giống cho chị em đã được thực hiện đồng bộ hơn với trách nhiệm cao hơn. Khi có con giống thì vận động chị em làm chuồng trại hợp vệ sinh, chăn nuôi gia cầm gắn với bảo vệ môi trường. Việc chăn nuôi được phát triển gắn với việc địa phương sẽ kết nói tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế cho thấy: Muốn chị em thay đổi nhận thức, biết làm kinh tế thì công tác tuyên truyền, vận động là khâu quan trọng. Cho nênđội ngũ làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn phải có kiến thức, lòng kiên trì, nhiệt huyết và sự am hiểu phong tục tập quán đối với chị em người dân tộc thiểu số thì mới thu được kết quả. Hội phụ nữ đã  lấy hội viên là cán bộ, đảng viên, người có uy tín thực hiện trước để chị em khác noi theo. 

Hỗ trợ sinh kế là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm. Hiện nay trên địa bàn, nhiều chị em đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế mới trên cơ sở sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, cây con giống, ngày công của Hội cũng như các tổ, nhóm liên kết cùng phát triển kinh tế. Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả: Chương trình mục tiêu Quốc gia ”Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” tại các thôn buôn nơi có đông người dân tộc thiểu số sinh sống.

XUÂN HOÀ

Ý kiến bạn đọc