Di sản văn hóa Hà Nội: Xã hội hóa tu bổ di tích ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VH- Bộ VHTTDL phối hợp với Thành ủy HN, UBND TP HN đã có buổi làm việc về Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng và Dự án tu bổ, tôn tạo, giải phóng mặt bằng chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa ở quận Hai Bà Trưng. G M T Phát hiện ngôn ngữ Quốc Tế Ngữ Tiếng Ả-rập Tiếng Agiecbaigiăng Tiếng Ai-len Tiếng Aixơlen Tiếng An-ba-ni Tiếng Anh Tiếng Armenia Tiếng Ba Lan Tiếng Ba Tư Tiếng Bantu Tiếng Basque Tiếng Bengali Tiếng Bêlarút Tiếng Bosnia Tiếng Bồ Ðào Nha Tiếng Bungary Tiếng Catalan Tiếng Cebuano

Đáng ghi nhận nhiều đề xuất, giải pháp nhằm tu bổ, tôn tạo các hạng mục của di tích và các cụm di tích ở quận Hai Bà Trưng Hà Nội được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. 
Đề xuất điều chỉnh khu vực bảo vệ cụm di tích đền thờ Hai Bà Trưng
Tham gia buổi làm việc về Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng và dự án tu bổ, tôn tạo, giải phóng mặt bằng chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa ở quận Hai Bà Trưng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên khẳng định: “Phát huy các giá trị di sản văn hóa là con đường sáng và đầy đúng đắn để phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Vì thế, việc các doanh nghiệp và các địa phương có tiềm lực kinh tế đầu tư cho văn hóa thực sự là một hướng đầu tư bền vững, tích cực...”.
Theo phân cấp của UBND TP HN về việc quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội cũng như Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP HN, tháng 10.2017, UBND quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo và đề xuất trình Bộ VHTTDL và Thành ủy Hà Nội; UBND TP HN về việc triển khai tổng thể Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng và Dự án tu bổ, tôn tạo và giải phóng mặt bằng chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa. Về cụm di tích Đền thờ Hai Bà Trưng thuộc địa bàn phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng là quần thể di tích gồm ba hạng mục di tích chính là đình Đồng Nhân, đền Hai Bà Trưng và chùa Viên Minh đã được xếp hạng là di tích Quốc gia từ năm 1962. Theo biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng, hiện khu vực bảo vệ cụm di tích này gồm có 2 khu vực. Tuy nhiên, khu vực I bảo vệ di tích này sau nhiều lần di dân vẫn còn nhiều hộ dân định cư sinh sống và khu vực bảo vệ II còn có gần 300 hộ dân sinh sống và có trụ sở của một số cơ quan đơn vị...
Báo cáo đề xuất về việc triển khai tổng thể Dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng và Dự án tu bổ, tôn tạo và giải phóng mặt bằng chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa, UBND quận Hai Bà Trưng nêu rõ: “Đề xuất điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng không còn khu vực bảo vệ II”. Còn khu vực bảo vệ I được UBND quận Hai Bà Trưng đề xuất điều chỉnh mở rộng thêm phần diện tích nhà chùa đang quản lý sử dụng về phía Tây, lấn sang diện tích bảo vệ Khu vực II để cụm di tích được vuông vắn, đảm bảo mỹ quan, thẩm mỹ... Theo phương án này thì trong khu vực bảo vệ I cụm di tích còn có 15 hộ dân hiện đang sinh sống đã nằm trong Quyết định thu hồi đất số 1285/QĐ - UBND ngày 8.4.2008 của UBND TP HN giao quận Hai Bà Trưng tổ chức giải phóng mặt bằng.

Di sản văn hóa Hà Nội: Xã hội hóa tu bổ di tích ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Anh 1

Cụm di tích chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa còn có nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực bảo vệ di tích


Thu hút nguồn lực xã hội hóa tu bổ di tích
Hiện cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng đã và đang thực hiện tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Đền thờ Hai Bà Trưng; nhà hậu, nhà tổ và chùa Viên Minh. Riêng dự án tu bổ, tôn tạo chùa Viên Minh hoàn toàn được thực hiện bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, cụ thể là do Công ty cổ phần Him Lam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt làm chủ đầu tư, dự kiến đến trước ngày 8.2.2018 sẽ bàn giao công trình. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá các cấu kiện sau khi hạ giải tam bảo, nhà mẫu của chùa Viên Minh, các chuyên gia và các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa... nhận thấy các hiện vật đồ thờ, nội thất tam bảo, nhà mẫu... có hiện tượng bong tróc, nứt gãy, vỡ... Trước thực trạng đó, UBND quận Hai Bà Trưng đề nghị cho phép UBND quận thực hiện ngay dự án tu bổ tôn tạo các hạng mục nội thất Tam Bảo, nội thất nhà mẫu chùa Viên Minh. Đáng ghi nhận, dự án tu bổ, tôn tạo các hạng mục này tiếp tục được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa. Cùng với đó, hạng mục Nhà khách của cụm di tích Đình, đền, chùa Hai Bà Trưng được UBND quận Hai Bà Trưng đề xuất giao UBND phường Đồng Nhân làm chủ đầu tư theo hình thức xã hội hóa...
Riêng dự án giải phóng mặt bằng, tu bổ tôn tạo chùa Quang Hoa, chùa Thiên Quang, chùa Pháp Hoa theo điều tra sơ bộ và hồ sơ quản lý hiện có của UBND phường Nguyễn Du hiện còn có khoảng 40 hộ dân định cư, sinh sống. Các hộ dân này đa số sử dụng đất trước năm 1993, thậm chí có những hộ sử dụng đất từ những năm 1956 - 1960 hiện nằm trong Khu vực I bảo vệ di tích nên đa số các hộ dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, các hộ dân này cần phải di dời, giải phóng ra khỏi trong khu vực I bảo vệ di tích. Thực tế, ngày 26.5.2017, UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản số 637/UBND - TCKH giao nhiệm vụ cho BQL dự án đầu tư xây dựng Quận lập chủ trương đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa.
Đại diện Thành ủy Hà Nội cho biết: “Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có tổng thể 10 chùa thì đã có bảy chùa thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng, di dân khỏi khu vực bảo vệ di tích. Ba di tích này liên quan đến Thiền Phái Trúc Lâm cần phải sớm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dân khỏi khu vực I bảo vệ di tích”. Hiện Sở VHTT Hà Nội cũng đã có văn bản 3538/SVHTT - QLDT ngày 25.9.2017 gửi các cơ quan chức năng xin ý kiến về việc triển khai dự án làm cơ sở tổng hợp, báo cáo UBND TP HN xem xét, chấp thuận chủ trương lập dự án giải phóng mặt bằng, tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa. Tại buổi làm việc, UBND quận Hai Bà Trưng đề xuất quy mô đầu tư tổng thể dự án gồm các nội dung: Thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng tường rào, hạ tầng kỹ thuật, sân vườn khu di tích; khảo sát đánh giá thực trạng tổng thể di tích, thực hiện tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích xuống cấp và phục hồi các yếu tố gốc cấu thành di tích...
Theo đó, UBND quận Hai Bà Trưng dự kiến triển khai dự án giải phóng mặt bằng, tu bổ tôn tạo chùa Quang Hoa, chùa Thiên Quang, chùa Pháp Hoa thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ thực hiện việc giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án theo ranh giới bảo vệ di tích và quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án được phê duyệt; xây dựng tường rào, hạ tầng kỹ thuật toàn bộ khuôn viên di tích... bằng nguồn vốn ngân sách quận Hai Bà Trưng. Riêng giai đoạn hai của dự án là khảo sát, đánh giá thực trạng tổng thể di tích; thực hiện tu bổ, tôn tạo và phục hồi các yếu tố gốc cấu thành di tích... được thực hiện theo phương thức xã hội hóa với tổng kinh phí dự kiến là khoảng gần 100 tỉ đồng. 


Phúc Nghệ

Ý kiến bạn đọc