Giải quần vợt Wimbledon khai mạc trong nắng nóng gay gắt

MINH DƯƠNG

VHO - Giải Wimbledon đã chính thức ngày khai mạc vào ngày 30.6, nhưng nắng nóng chưa từng có ở London không thể ngăn cản các tay vợt thể hiện hết mình trên sân cỏ.

Giải quần vợt Wimbledon khai mạc trong nắng nóng gay gắt - ảnh 1
Tay vợt ArynaSabalenka làm mát ngay trong trận đấu vòng đầu tiên. Ảnh Kin Cheung/AP

Vào mỗi dịp cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm, người hâm mộ quần vợt thế giới thường hướng sự chú ý về nước Anh với giải đấu truyền thống lâu đời Wimbledon. Năm nay, giải Grand Slam thứ 3 sẽ diễn ra từ 30.6 đến 13.7.

Ngay vào buổi sáng ngày 30.6, nhiệt độ gần sân đã ghi nhận 29,7 độ C (85,5 độ F), theo Met Office, và trở thành ngày khai mạc nóng nhất trong lịch sử 147 năm của giải Grand Slam tại Wimbledon.

Nhiệt độ cao nhất dự kiến là 33 độ C hoặc 34 độ C (khoảng 93 độ F) trong hai ngày 30.6 và 1.7, gần với ngày nóng nhất trong lịch sử Wimbledon, ghi nhận khoảng 35,7 độ C (96,3 độ F) vào ngày 1.7.2015.

Đối với những tay vợt đang miệt mài thi đấu trên sân, điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

"Khó khăn, thực sự khó khăn. Tôi nghĩ một điều thực sự giúp ích là các đối thủ cũng có cùng hoàn cảnh như tôi. Tôi đổ rất nhiều mồ hôi, vì vậy vợt của tôi rất trơn”, tay vợt Eva Lys cho biết.

Eva Lys nói rằng đây là lần đầu tiên chơi với nhiệt độ cao trên sân cỏ. Tôi cảm thấy thực sự khó khăn cho đôi chân. Tôi nghĩ khán giả cũng không dễ dàng gì. Tôi cảm thấy mọi người đều đang phải vật lộn với nắng nóng.

Trận đấu đã bị hoãn lại trong vài phút khi một khán giả cần được chăm sóc y tế trước sự náo loạn trên khán đài. 

Khi nhiệt độ ở mức 30,1 độ C (86,2 độ F) hoặc cao hơn, Ban Tổ chức giải Wimbledon đã áp dụng chính sách "quy tắc nhiệt độ", cho phép người chơi yêu cầu nghỉ 10 phút để tạm rời khỏi sân.

Điều này giúp các tay vợt có cơ hội bù nước và phục hồi sức khoẻ, nhưng không được phép tham gia huấn luyện hoặc điều trị y tế. Quy tắc này áp dụng sau hiệp đấu thứ hai.

Ngay cả với những giờ nghỉ 10 phút đó, các cầu thủ vẫn có thể bị "căng thẳng vì "nắng nóng đáng kể".

Ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng

Chris Tyler, một chuyên gia sinh lý học môi trường tại Đại học Roehampton ghi nhận nhiệt độ cao làm suy yếu cả sức bền thể chất và chức năng nhận thức, thậm chí có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp nguy hiểm.

"Nếu không có các chiến lược làm mát hiệu quả, những người thi đấu có nguy cơ bị chóng mặt, ngất xỉu. Việc bù nước, quần áo làm mát và tốc độ sẽ rất cần thiết để duy trì hiệu suất và sự an toàn”, Chris Tyler nói thêm.

Elmer Møller, tay vợt số 117 thế giới người Đan Mạch nhận định sau trận thua vòng đầu tiên trước ngôi sao người Mỹ Frances Tiafoe, anhđã phải uống nhiều muối và chất điện giải hơn trước khi vào sân trong điều kiện thời tiết nóng bức.

Mặc dù nhiệt độ khắc nghiệt xảy ra với London và Vương quốc Anh nhưng hầu hết các tay vợt đều có kinh nghiệm chiến đấu với những điều kiện tương tự tại các giải đấu trên khắp thế giới.

Chẳng hạn như, tại Giải quần vợt Úc mở rộng ở Melbourne, nhiệt độ đã vượt quá 104 độ F (40 độ C) trong một số lần, trong khi Giải quần vợt Mỹ mở rộng ở New York cũng phải đối mặt với nắng nóng như thiêu đốt.

Tuy nhiên, khán giả là những người có thể cảm thấy ít chuẩn bị hơn. Những người tham dự hai ngày đầu tiên của giải đấu được khuyên nên giữ đủ nước, thoa kem chống nắng và đội mũ trong điều kiện nhiệt độ "rất nóng" và "nắng gắt".

Quạt cầm tay, mũ rộng vành và áo sơ mi vải lanh đã được sử dụng hiệu quả, đặc biệt là khi nhiều người phải đi bộ lên dốc, đổ mồ hôi từ ga tàu đến sân.

Hay những người khác phải chịu đựng hàng giờ trong nắng nóng để có được một tấm vé.

Bên trong địa điểm thi đấu, Ban tổ chức đã phát thông báo qua hệ thống loa về nhiệt độ cao, trong khi các trạm tiếp nước được huy động rất nhiều.

Cơ quan An ninh Y tế của Vương quốc Anh cũng ban hành cảnh báo màu hổ phách trên hầu hết các khu vực của đất nước, bao gồm cả London, cảnh báo về sự gia tăng số ca tử vong ở những người từ 65 tuổi trở lên hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Cảnh báo màu hổ phách ở Vương quốc Anh liên quan đến các sự cố thời tiết.

Hiện tại, có ít nhất 20 quốc gia trên khắp châu Âu đã ban hành cảnh báo về nhiệt độ cao.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc