Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển TDTTđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:
Đặt mục tiêu phát triển bền vững và chuyên nghiệp
VHO - Sáng mai 12.11, Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển Thể dục thể thao (TDTT) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức tại trụ sở Bộ VHTTDL. Hội nghị sẽ có sự tham gia của các Ban, Bộ, ngành; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, Cục TDTT; các Sở VHTT, Sở VHTTDL địa phương; các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia...
Hội nghị được tổ chức nhằm cụ thể hóa, triển khai hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển TDTT được nêu tại Kết luận số 70-KL/TW ngày 31.1.2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới. Đồng thời được chờ đợi sẽ đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp khả thi để triển khai thực hiện thành công Chiến lược mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt, nội dung của Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ tập trung vào việc phổ biến, quán triệt nội dung tại Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15.10.2024 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện đểđạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược.
Mục tiêu tiên quyết mà Hội nghị muốn hướng đến là từ các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức, phải đưa ra được các giải pháp để xây dựng nền TDTT phát triển bền vững, chuyên nghiệp. Mọi người dân đều được tiếp cận, thụhưởng các dịch vụ thể dục, thể thao; tự giác tập luyện để nâng cao sức khỏe, thểlực và chất lượng cuộc sống. Nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam, từng bước tiệm cận, tiến tới ngang tầm các nước có nền thể thao phát triển tại châu Á. Mở rộng thị trường thể thao, huy động và sử dụng hiệu quảcác nguồn lực trong phát triển sự nghiệp TDTT.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Quần vợt Việt Nam cho biết, ông rất vui mừng vì Bộ Chính trị đã có Kết luận số 70-KL/TW về phát triển TDTT trong giai đoạn mới và Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây sẽ là những căn cứ pháp lý quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của thể thao Việt Nam. Nhiệm vụ giờ đây là cơ quan quản lý nhà nước về TDTT và các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các Ban, Bộ, ngành, địa phương cóliên quan sẽ phải làm gì để thực hiện thắng lợi tinh thần của Kết luận 70 và Chiến lược để thể thao Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.
Giám đốc Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng Phạm Hoàng Tùng bày tỏ, với ông và những người đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực TDTT, việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận 70 và Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT là tin vui lớn. Bởi từ những định hướng đó, ngành thể thao sẽ có căn cứ pháp lý rõ ràng và có kim chỉ nam, chỉ lối, soi đường cho ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, nhằm xây dựng một nền thể thao phát triển bền vững, chuyên nghiệp, như tinh thần của Chiến lược.
Trong Chiến lược cũng đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong đó ghi rõ: Nâng cấp, hiện đại hóa và phát huy tối đa hiệu quả của các cơ sở trọng điểm phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu thể thao do trung ương quản lý và các cơ sở đào tạo, huấn luyện vận động viên của địa phương, ngành Công an, ngành Quân đội sớm hình thành các cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên sâu theo nhóm môn.
Muốn thực hiện được mục tiêu này, theo ông Phạm Hoàng Tùng chúng ta cần cósự đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ, thậm trí áp dụng công nghệ AI vào quá trình huấn luyện tại các Trung tâm HLTTQG. Thực tế trong thời gian qua, dù luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành nhưng hệ thống cơ sở vật chất tại các Trung tâm HLTTQG của chúng ta còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu phần lớn hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao ở cấp quốc gia được nâng cấp, từng bước hiện đại hóa; định hướng đến năm 2045 là mạng lưới cơ sở thể thao quốc gia hiện đại, đủ điều kiện đăng cai ASIAD, trong đó ít nhất 50% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đạt tiêu chuẩn tổ chức thi đấu quốc tế; 100% đơn vị hành chính cấp huyện có đủ 3 công trình thể thao cơ bản đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn quy định; 100% đơn vị hành chính cấp xã có công trình thể thao; 100% trường học trong hệ thống giáo dục phổ thông có công trình thể thao.
“Để đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ còn cần phải nhiều nỗ lực, từ việc đầu tư về cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, chăm sóc cho VĐV, phục hồi chức năng rồi có các cơ chế, chính sách ưu tiên về biên chế, nâng cao chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này. Khi thi đấu tại các kỳ Asian Games hay Olympic, có thể thấy rõ ràng sự tụt hậu của chúng ta so với nhiều nước trong khu vực châu Á chứ chưa nói đến thế giới. Tôi cũng hy vọng từ Hội nghị này và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của toàn xã hội, hàng loạt khó khăn của ngành thể thao sẽ được tháo gỡ để ngành có thể phát triển bền vững và chuyên nghiệp”, Giám đốc Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng mong muốn.