Kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao

THU SÂM

VHO - Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển thể dục, thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12.11, với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà chuyên môn, đại diện các Ban, Bộ, ngành, địa phương...

 Kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao - ảnh 1
Việc phát triển kinh tế thể thao sẽ tạo nguồn lực cho thể thao Việt Nam phát triển. Ảnh: NAM NGUYỄN

 Hội nghị được chờ đợi là sẽ đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra trong đó có mục tiêu về phát triển kinh tế thể thao.

Đặt mục tiêu cụ thể để phát triển kinh tế thể thao

Một trong những mục tiêu đáng chú ý của Chiến lược lần này chính là việc phát triển kinh tế thể thao ở nước ta. Nội dung Chiến lược ghi rõ: Mở rộng thị trường thể thao, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển sự nghiệp TDTT. Đồng thời nêu quan điểm: Kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao; phát huy tối đa vai trò của khu vực ngoài công lập trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động thể dục, thể thao.

Chiến lược đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó hoạt động kinh tế thể thao có bước phát triển mạnh mẽ, giai đoạn 2025-2030 tăng trưởng mạnh về số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất, kinh doanh TDTT và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ TDTT. Định hướng đến năm 2045, thị trường thể thao phát triển, kinh tế thể thao đạt mức tăng trưởng hằng năm cao, từng bước đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương, trong những năm qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế thể thao. Bên cạnh việc đề cập cụ thể trong Chiến lược phát triển TDTT mới được phê duyệt, trước đó ngày 31.1.2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 70-KL/TW về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, trong đó có nhấn mạnh nội dung phát triển kinh tế thể thao. “ Đ â y là chủ trương rất quan trọng và kịp thời đối với sự phát triển của một ngành kinh tế đầy tiềm năng, thể thao đã được coi là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành. Kết luận đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh tế thể thao, phát triển thị trường thể thao (trong đó bao gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ thể thao), thúc đẩy hợp tác công - tư. Trong thời gian qua, Luật TDTT cùng với các luật khác (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Luật thuế), quy hoạch, chiến lược và nhiều văn bản khác đã dần hình thành khung khổ pháp lý cho phát triển kinh tế thể thao”, TS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

 Kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao - ảnh 2
Nếu huy động được các nguồn xã hội hóa sẽ giúp cho sự phát triển của môn trượt băng nghệ thuật

3 nhóm giải pháp phát triển kinh tế thể thao

Chiến lược cũng đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế thể thao. Thứ nhất là sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ TDTT; nghiên cứu, xây dựng hệ thống mã ngành các hoạt động kinh tế thể thao. Thứ hai, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tập luyện thể thao, tổ chức sự kiện thể thao, bán vé xem thi đấu, đào tạo vận động viên, du lịch thể thao, thể thao giải trí, tư vấn, môi giới chuyển nhượng và các dịch vụ TDTT khác. Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa ngành TDTT với du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế, thông tin và truyền thông và các ngành liên quan khác trong phát triển các loại hình dịch vụ tổng hợp có tính chất liên kết đa ngành nhằm khai thác hiệu quả các hoạt động TDTT.

Thứ ba là rà soát, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, điều kiện đầu tư và cải thiện các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực TDTT, phù hợp với các cam kết quốc tế. Thứ tư, có các cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, thiết bị thể thao sản xuất trong nước. Đổi mới công nghệ sản xuất, từng bước xây dựng các sản phẩm, hàng hóa thể thao chất lượng tốt gắn với thương hiệu Việt Nam, đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa, thiết bị thể thao toàn cầu.

Thứ năm là hoàn thiện các quy định và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bản quyền, sở hữu trí tuệ, đăng ký, cấp phép hành nghề và chuyển nhượng trong lĩnh vực TDTT. Thứ sáu là hoàn thiện khung pháp lý để triển khai hoạt động đặt cược thể thao theo Luật TDTT và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trên cơ sở tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam và chủ trương của Đảng.

Thứ bảy là tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế thể thao; mở rộng quy mô đào tạo về kinh tế thể thao tại các trường đại học thể dục, thể thao và các cơ sở đào tạo khác. Thứ tám là đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, tư vấn pháp lý và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tiếp cận tài chính, tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ mới, chuyển đổi số nhằm phát triển số lượng doanh nghiệp, mở rộng quy mô thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thể dục, thể thao.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng có 3 nhóm giải pháp để phát triển kinh tế thể thao. Đó là việc hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển thị trường kinh tế thể thao; thúc đẩy hợp tác công - tư. Trong đó muốn phát triển kinh tế thể thao chúng ta cần xây dựng cơ sở pháp lý (Luật TDTT) có điều khoản về thị trường thể thao và trên cơ sở đó ban hành các chính sách, cơ chế quản lý, khuyến khích, hỗ trợ các nỗ lực phát triển thị trường; Xây dựng Chiến lược phát triển với định hướng, nội dung phát triển trọng tâm nhằm tạo lập và phát triển thị trường thể thao làm cơ sở cho sự phối hợp quốc gia (Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân...).

Đồng thời xây dựng kịch bản quốc gia cụ thể hóa chiến lược với các phương án huy động nguồn lực, tạo lập và phát triển các yếu tố cơ bản của thị trường, trách nhiệm cụ thể giữa các bên liên quan, trong đó có sự hỗ trợ ban đầu và trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo dựng và tạo đà cho thị trường thể thao phát triển. Thị trường thể thao vận hành theo quy luật của kinh tế thị trường; Có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp - người sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Quy mô, mức độ và phạm vi tham gia kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ là chỉ báo (thước đo) về sự phát triển của thị trường. 

 Chiều 6.11, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi làm việc với Cục TDTT về tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo kế hoạch, Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 12.11, tại trụ sở Bộ VHTTDL. Báo cáo về công tác tổ chức Hội nghị, Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt cho biết: “Tới thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 về cơ bản đã hoàn tất. Dự kiến sẽ có 7-10 tham luận được trình bày tại Hội nghị gồm khối các địa phương; khối Bộ, ngành; khối Liên đoàn, Hiệp hội; khối đơn vị thuộc Cục TDTT”.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm c th hóa, trin khai hiu qucác quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp liên quan ti phát trin TDTT đưc nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thứ trưởng đề nghị Cục TDTT và các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác chuẩn bị về mọi mặt.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc