Hơn 2.000 diễn viên tham gia Liên hoan ca múa nhạc thiếu nhi hè 2023
VHO - Sau hai ngày diễn ra sôi nổi, chiều nay 22.6, Liên hoan ca múa nhạc thiếu nhi hè toàn thành năm 2023 đã tổng kết và trao giải. Liên hoan năm nay quy tụ hơn 2.000 diễn viên là thiếu nhi đang sinh hoạt, học tập trong các đội nhóm của các Nhà Thiếu nhi quận huyện và TP Thủ Đức.
Tiết mục tham gia liên hoan
Liên hoan ca múa nhạc thiếu nhi hè toàn thành năm 2023 do Nhà Thiếu nhi TP.HCM phối hợp với Nhà Thiếu nhi TP Thủ Đức tổ chức với chủ đề “Em yêu thành phố của em", diễn ra trong 2 ngày từ 21-22.6. Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật định kỳ được tổ chức hằng năm dành cho thiếu nhi các quận huyện và TP Thủ Đức, nhằm tạo cơ hội để các em được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giải trí lành mạnh, nâng cao chất lượng phong trào văn hóa văn nghệ, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi. Song song đó, khuyến khích các sáng tác viết cho lứa tuổi thiếu nhi, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi
Tham gia liên hoan, các đơn vị dàn dựng một chương trình hoàn chỉnh có chủ đề xuyên suốt, nội dung có tính giáo dục sâu sắc. Chương trình dân dụng gồm các thể loại: Ca múa; múa độc lập; đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca hoặc hợp ca, hợp xướng. Thời lượng mỗi chương trình từ 20-25 phút.
Các Nhà Thiếu nhi dàn dựng chương trình dự thi theo đúng chủ đề “Em yêu thành phố của em", lựa chọn ca khúc phù hợp lứa tuổi thiếu nhi, chất giọng, hòa thanh, hòa âm phối khí, kỹ thuật thanh nhạc, sáng tạo nghệ thuật, kỹ thuật biểu diễn, cân đối hài hoà giữa hát và múa minh hoạ… Bài dự thi được phép sử dụng hình ảnh, đạo cụ, cảnh trí, hoạt cảnh để minh hoạ cho tác phẩm.
Trao giải cho các tác phẩm đạt giải tại Liên hoan
Đánh giá chuyên môn về Liên hoan, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, Trưởng Ban giám khảo bày tỏ niềm vui và chúc mừng các đơn vị cơ sở cũng như diễn viên, phụ trách đội nhóm đã rất nỗ lực, cùng tạo nên sân chơi văn hóa nghệ thuật lành mạnh trong dịp hè. “Bản thân những người giám khảo chúng tôi như được sống lại giây phút sôi nổi, vô tư của tuổi thơ. Liên hoan đã mang đến không khí hào hứng, vui vẻ và gắn kết tình cảm giao lưu giữa các thiếu nhi, các đơn vị”, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm nhấnTheo Trưởng Ban giám khảo, nếu như Liên hoan có ba phần thi là ca, múa và nhạc thì phần ca và múa nổi trội hơn. Qua liên hoan đã phát hiện rất nhiều giọng hát hay. “Bản thân chúng tôi là những người làm âm nhạc chuyên nghiệp cũng ngạc nhiên. Vì ở lứa tuổi nhỏ như vậy mà các bạn đã hết sức bản lĩnh, hát thoải mái, vui vẻ. Trong đó, nổi bật nhất ở liên hoan này có lẽ là múa. Múa quán xuyến gần như toàn bộ chương trình, không có một giờ phút nào trên sân khấu mà những bước nhảy, bước chân, động tác của các bạn ngơi nghỉ, các bạn như đang sinh hoạt nghệ thuật một cách tự nhiên, thoải mái, tôi cho rằng đây là điều rất thành công mà liên hoan đã mang lại”, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm cho biết.
Tuy nhiên, Ban giám khảo cũng cho hay, về âm nhạc tại Liên hoan là điều lo ngại nhất. Liên hoan là dịp để những người làm công tác chuyên môn có thể nhìn lại các giải thưởng trong bài hát thiếu nhi. Những bài hát thiếu nhi đã đạt giải thưởng gần như chưa có sự xuất hiện trên sân khấu này. Thứ hai, âm nhạc trong Liên hoan vẫn còn lạm dụng những beat nhạc, nghĩa là dùng tiết tấu nhạc có sẵn để đưa vào tiết mục múa. “Cũng chính vì sử dụng beat nhạc nên các bạn ca bị lạc giọng, không điều khiển được giọng hát của mình khi những beat nhạc đó thôi thúc. Tôi nghĩ sắp tới chúng ta sẽ phải tính toán lại để cho các bạn có những giai điệu đẹp hơn. Tôi mong những lần tới chúng ta sẽ có phần nhạc sôi nổi hơn. Về chương trình, có thể thấy hầu hết các đơn vị đã dàn dựng một cách xuyên suốt, đúng chủ đề, thể hiện tình cảm của thiếu nhi đối với TP.HCM…", Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM cho biết.
Kết quả, Ban Giám khảo đã chọn ra 7 giải A, 11 giải B và 4 giải C.
THÙY TRANG