Tội phạm trẻ em, nỗi đau người lớn (Bài cuối): Để trẻ tránh xa tội ác

VHO- Để ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng trẻ hóa tội phạm cần các giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tội phạm trong tình hình mới. Đó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Tội phạm trẻ em, nỗi đau người lớn (Bài cuối): Để trẻ tránh xa tội ác - Anh 1

 Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” là nơi trẻ em được lên tiếng về sự cần thiết phải đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền Ảnh: NGHĨA ĐỨC

 Lấy phòng ngừa để ngăn chặn

Nhận định về tình hình trẻ vị thành niên phạm tội, TS Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, thời gian qua, trên địa bàn cảnước xảy ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thủ phạm là trẻ vị thành niên với thủ đoạn dã man, phạm tội một cách có tổ chức là thực trạng đáng lo ngại. Để đẩy lùi xu hướng trẻ hóa tội phạm, song song với việc xửlý, răn đe thích đáng thì giải pháp quan trọng hơn cảlà giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn trẻ vị thành niên phạm tội cũng nhưtái phạm.

Theo TS Nguyễn Thị Mai Thoa, pháp luật hiện hành của chúng ta hiện nay đang có chính sách xửlýtội phạm vị thành niên phù hợp với thông lệ quốc tế, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Để phòng ngừa tốt hơn tội phạm vị thành niên thì nguyên tắc này cần được thể hiện đầy đủ và cụ thể ở tất cảcác khâu của quy trình tố tụng, từ khởi tố, điều tra, xét xử, phải thể hiện rõ sự thân thiện, thiên về hòa giải, thuyết phục hơn là trừng trị. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần quy định tiêu chuẩn của đội ngũcán bộ làm công tác trẻ em và cán bộ tưpháp tham gia quátrình tố tụng đối với trẻ vị thành niên, ví dụ nhưphải am hiểu về tâm sinh lýcủa trẻ để kết hợp giáo dục trong quátrình thực hiện nhiệm vụ, tạo tâm lýđược bảo vệ, che chở, giúp đỡ khi trẻ mắc phải sai lầm, khiến chúng “tâm phục khẩu phục” kể cảkhi chấp hành hình phạt.

TS chuyên ngành Tội phạm học Đào Trung Hiếu thì cho rằng, để phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng trẻ hóa tội phạm, giải pháp căn cơnhất chính là giáo dục. Triết lýgiáo dục cần phải thay đổi hướng đến bồi dưỡng nhân cách con người, dạy con người hướng vào trong để quản trị được chính mình, thay vì nhồi nhét kiến thức mà thiếu vắng hẳn phần dạy làm người. Việc giáo dục, dạy dỗ con trẻ không chỉ có giáo huấn, mà bản thân người lớn phải nêu gương từ hành động của mình; phát huy truyền thống đạo đức của gia đình Việt Nam, duy trì gia phong, gia đạo, ông bà cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền… Nhà trường cần tăng cường trang bị kỹ năng sống cho học sinh, nhấn mạnh chức năng giáo dục con người, thay vì chỉ đào tạo, trang bị kiến thức.

Ở bình diện xã hội, các ngành chức năng cần tích cực triển khai các giải pháp làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa, đấu tranh với những yếu tố tiêu cực trên không gian mạng; ngăn chặn trò chơi, phim ảnh bạo lực, đồi trụy; xây dựng cộng đồng dân cưan toàn, văn minh, phòng chống tội phạm ngay từ cơsở…

Lấp đầy các “lỗ hổng” kiến thức pháp luật

TS Nguyễn Thị Mai Thoa cũng chỉ ra thực trạng, hiện nay, việc tiếp cận thông tin của người dưới 18 tuổi chủ yếu qua mạng xã hội, lợi dụng tâm lýtò mò để câu view gây phản cảm, trong khi các bài viết, thông tin về pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người dưới 18 tuổi thì ít được tìm hiểu. Do nhận thức pháp luật mơhồ, hình thức cung cấp thông tin thiếu sáng tạo nên nhiều em vi phạm pháp luật mà không biết, phạm tội trong tình trạng “mù luật”…

Trẻ vị thành niên là đối tượng trong độ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường, vì vậy, giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại môi trường học đường là hết sức quan trọng. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học Giáo dục công dân ở cấp THCS và môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT được thiết kế với khối kiến thức nhằm giúp học sinh biết đánh giáhành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xửphù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật... Tuy nhiên, thực trạng trẻ em ít hiểu biết pháp luật, có những hành vi lệch chuẩn xuất hiện ngày càng nhiều đã cho thấy mục tiêu đặt ra khi thiết kế môn học vẫn chưa đạt được hiệu quả, còn nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

“Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ nhất được tổ chức gần đây, chính trẻ em cũng đã lên tiếng về sự cần thiết phải đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền về những tác hại có thể xảy đến với trẻ em trên không gian mạng. Từ đó, có thể thấy trẻ sẽ nhận thức tốt hơn, việc tuyên truyền sẽ hiệu quảhơn khi nhận được bài học bằng hình ảnh phong phú, đa dạng hoặc bằng những thước phim ngắn, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý, thu hút được sự chú ý, sự quan tâm của trẻ”, TS Nguyễn Thị Mai Thoa nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng cho rằng, đã có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra mà nguyên nhân là do các em học sinh thiếu kiến thức pháp luật. “Một số em có hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật không chỉ do tuổi trẻ nông nổi mà còn vì chưa được giáo dục pháp luật đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, có không ít giáo viên cũng bị “hổng” kiến thức pháp luật trầm trọng, hậu quảlà đã bị động, thậm chí “làm ngơ” trước những hành vi sai trái của học sinh. Vì vậy, bổ sung kiến thức về bảo vệ trẻ em trong trường học cần phải làm mạnh mẽ hơn nữa và bắt đầu ngay từ giáo viên để họ truyền đạt hoặc tác động tới đối tượng học sinh”, Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh.

Kém hiểu biết pháp luật, thiếu sự quan tâm, buông lỏng quản lýcủa gia đình đã khiến tình hình tội phạm do thanh, thiếu niên gây ra có diễn biến phức tạp, gia tăng và trẻ hóa. Để bảo vệ, ngăn chặn trẻ vị thành niên phạm tội, cần có những giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý, giáo dục, điều tra, xửlý... Khi trẻ được quan tâm, giáo dục tốt, định hướng kịp thời sẽ có nhận thức đúng và hành vi chuẩn mực, biết cách chủ động tránh xa mọi cạm bẫy, cám dỗ trong cuộc sống cũng nhưtrên môi trường mạng, từ đó tránh xa được tội ác. 

 Trong quá trình làm việc, tôi gặp rất nhiều trường hợp trẻ em vi phạm pháp luật dưới 16 tuổi như trộm cắp tài sản, thậm chí có hành vi côn đồ, nhưng lại rất ngờ nghệch trong giao tiếp, trong hiểu biết pháp luật, thậm chí còn không biết chăm sóc bản thân… Nói chung trẻ ở lứa tuổi này vẫn chưa hoàn thiện về trí tuệ, tâm sinh lý, cảm xúc cũng như nhân cách, đặc biệt là chưa ý thức được hậu quả, nên hành vi chủ yếu là bản năng. Thêm vào đó, các cháu vi phạm pháp luật thường có hoàn cảnh éo le, thiếu sự quan tâm của gia đình. Vì vậy, dù phạm pháp nhưng trẻ em vẫn là đối tượng cần được bảo vệ, uốn nắn, nhằm cảm hóa chúng thành những công dân có ích cho xã hội chứ không phải xử lý để trừng phạt.

Luật sư NGUYỄN ANH THƠM (Đoàn luật sư Hà Nội)

 

HOÀNG HƯƠNG - QUỲNH HOA

Ý kiến bạn đọc