Đà Nẵng: Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

VHO - Ngày 4.8, Sở VHTT Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) cho 56 cán bộ là đại diện UBND và cán bộ phụ trách công tác gia đình các phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nội dung Hội nghị nhằm tuyền truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các biện pháp ngăn chặn hành vi BLG và, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ. Qua đó nâng cao vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc ngăn chặn, phòng chống các hành vi BLGĐ. 

Đà Nẵng: Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Anh 1

Hội nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống BLGĐ

Luật PCBLGĐ được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2006 (Luật 2007). Sau gần 15 năm thực hiện, Luật 2007 đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong PCBLGĐ, góp phần bảo vệ người bị BLGĐ; xử lý các hành vi BLGĐ, vi phạm pháp luật trong PCBLGĐ, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình. 

Tuy nhiên, Luật 2007 đã bộc lộ một số hạn chế cần phải được sửa đổi nhằm khắc phục tình trạng BLGĐ có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tỉnh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho công tác PCBLGĐ phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ngày 6.11.2020, Bộ VHTTDL có văn bản 210/BC-BVHTTDL trình chính phủ Báo cáo đánh giá tác động của chính sách lập đề nghị sửa đổi Luật PCBLGĐ 2007. 

Đà Nẵng: Tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Anh 2

Các đại biểu đóng góp ý kiến về việc thực thi Luật PCBLGĐ trong tình hình mới

Ngày 14.11.2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, 474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (chiếm 95,18%), trong đó có 465 đại biểu tán thành (chiếm 93,37%) thông qua Luật PCBLGĐ mới (Luật 2022) có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2023, thay thế cho Luật PCBLGĐ năm 2007. Luật PCBLGĐ 2022 là sự kế thừa các quy định của Luật 2007 còn phù hợp, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập và bổ sung vấn đề mới phát sinh. Quan điểm, mục tiêu của Luật PCBLGĐ 2022 tiếp tục thể chế hóa đầy đủ chủ trương, giải pháp của Đảng về công tác xây dựng gia đình Việt Nam; phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; đảm bảo về quyền con người, quyền công dân; tuân thủ các cam kết quốc tế. 

Luật cũng hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tổ chức xã hội cũng như vai trò của gia đình trong PCBLGĐ. Góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc Việt Nam, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong tình hình mới.

Tại Đà Nẵng, theo số liệu thống kê của Sở VHTT thành phố cho thấy: Năm 2022, toàn thành phố có 76 hộ có xảy ra bạo lực gia đình được phát hiện, trong đó 12 vụ bạo hành tinh thần, 61 vụ bạo hành thân thể, 3 vụ bạo hành kinh tế. Cũng trong năm 2022, UBND TP Đà Nẵng đã triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình về PCBLGĐ trong tình hình mới đến năm 2025. Mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác PCBLGĐ, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong việc PVBLGĐ, từng bước giảm dần nguy cơ, kịp thời hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ.

UBND TP Đà Nẵng đề nghị các ban ngành phối hợp triển khai thực hiện, giao Sở VHTT TP xây dựng truyền thông, thực hiện Đề án chuyển đổi số dữ liệu về PCBLGĐ, điều tra quốc gia về  PCBLGĐ; quy trình tiếp nhận, xử lý, bảo vệ an toàn, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cung cấp và tư vấn thông tin về quyền, nghĩa vụ cho người bị BLGĐ theo hướng dẫn, quy định của Bộ VHTTDL…

NGỌC HÀ

Ý kiến bạn đọc