Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada thảo luận về thúc đẩy bình đẳng giới

P.V

VHO - Toạ đàm về sự kiện thảo luận của các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada, với những điểm nhấn quan trọng như vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, bình đẳng giới và những thách thức mà họ phải đối mặt.

Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada thảo luận về thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 1
Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada tham gia hội thảo về thúc đẩy bình đẳng giới

 

Thảo luận bàn tròn về “Hợp tác chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới” được tổ chức bởi Tổng lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, có sự tham gia của bà Sara Wilshaw - Trợ lý cấp cao của Thứ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Canada và bà Christine Nakamura - Phó Chủ tịch, Văn phòng Trung tâm tại Canada.

Chiều ngày 22.11, sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 20 nữ lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam – Canada diễn ra tại TP.HCM. Trong số đó có bà Đặng Minh Phương - CEO Forbes Vietnam  và bà Hồ Ngọc Yến Phương - Phó Tổng Giám Đốc Tài chính Vietjet và đại diện của 20 doanh nghiệp được điều hành bởi các nữ lãnh đạo.

Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada thảo luận về thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 2
Tại sự kiện, các nữ lãnh đạo đến từ nhiều lĩnh vực đã đưa ra góc nhìn đa dạng về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ, hàng không, y tế, giáo dục và khu vực công

 

Là người được mời phát biểu để mở đầu buổi tọa đàm, CEO Forbes Vietnam Đặng Minh Phương nhấn mạnh, bà luôn ủng hộ phụ nữ lãnh đạo và cảm thấy an tâm khi giao việc cho họ. Theo bà, trong quá trình phỏng vấn để tuyển dụng, bà thường ưu tiên cho ứng viên nữ, vì bà hiểu rõ những thách thức mà họ đã trải qua trong sự nghiệp. Bà cũng chia sẻ khi còn trẻ, bà đã luôn theo sát Tổng giám đốc của mình và bà hiểu rằng trong vòng hơn trong hơn 20 năm qua để hiểu đưcọ những người phụ nữ sẽ phải nỗ lực như thế nào mới có thể đứng ở các vị trí Lãnh đạo là Nam giới đang đảm nhận.

Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada thảo luận về thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 3
Bà Đặng Minh Phương - CEO Forbes Vietnam (trái) và bà Hồ Ngọc Yến Phương - Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Tài chính Vietjet (phải) tham gia thảo luận

 

Ngay sau đó, bà Hồ Ngọc Yến Phương, thành viên HĐQT và Phó Tổng Giám đốc Tài chính Vietjet, chia sẻ quan điểm về vai trò của phụ nữ lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay. Với thế giới đang trải qua nhiều biến động địa chính trị, bước vào kỷ nguyên số và phát triển công nghệ thông tin, bà Yến Phương bày tỏ sự cần thiết trong việc thúc đẩy các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức của phụ nữ về công nghệ. Bà cũng kêu gọi hình thành các mối quan hệ đối tác quốc tế và xây dựng hệ thống kết nối giữa các nữ lãnh đạo với các tổ chức quốc tế nhằm lan toả và ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng . 

 

Bà Hồ Ngọc Yến Phương đã chia sẻ Vietjet là một trong số ít hãng hàng không trên thế giới có nhiều lãnh đạo nữ. 36% lực lượng lao động tại Vietjet là nữ (tức 2.246 trên tổng số 6.500 nhân viên) và gần 30% trong số đó đang ở vị trí quản lí, lãnh đạo. Số liệu này như gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng phụ nữ hoàn toàn có thể xuất sắc trong mọi lĩnh vực. Theo bà, phụ nữ với khả năng thích ứng linh hoạt, kiên trì sẽ đưa Công ty vượt qua các cuộc khủng hoảng. Tại Vietjet rất nhiều chính sách tốt giành cho lao động Nữ như hợp tác đầu tư phòng tập Yoga, phụ cấp trang điểm cho các tiếp viên hàng không, hay các chương trình đào tạo về dịch vụ hướng tới văn hóa tích cực, thân thiện. Không chỉ có vậy, các chính sách làm việc linh hoạt thông qua họp trực tuyến và chủ động thời gian làm việc cũng giúp các nữ nhân viên cân bằng giữa gia đình và cuộc sống; chính sách khuyến khích nhân viên nữ sau khi nghĩ thai sản vẫn giữ nguyên vị trí và ghi nhận thành tích trước đó để tiếp tục thăng tiến trong công việc. 

 

Ngoài ra, vai trò của các nữ lãnh đạo như Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch Vietjet, đã chứng minh khả năng lãnh đạo vượt trội, góp phần giúp Vietjet duy trì hoạt động và nhanh chóng phục hồi sau những biến động, Bà Thảo luôn đưa lòng nhân ái của mình vào công tác thiện nguyện và hỗ trợ phụ nữ. Hãng bay Vietjet duy trì mức thu nhập tối thiểu cho các nhân viên trong thời kỳ đại dịch và phát triển nhiều dự án công nghệ, thúc đẩy sự ra đời của các chương trình ứng dụng công nghệ trong bán hàng và phục vụ hành khách. Khi dịch bệnh qua đi, chuỗi cung ứng ngành hàng không bị khủng hoảng nhân lực, các hãng hàng không bị thiếu nguồn phi công nhưng Vietjet vẫn đảm bảo đủ và tăng trưởng, trở thành một trong hai Hãng hàng không dẫn đầu thị phần tại Việt Nam.

 

Hành trình của Tiến sĩ Thảo đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều phụ nữ trẻ tại Việt Nam.

 

Các nữ lãnh đạo Việt Nam – Canada thảo luận về thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 4
Bà Hồ Ngọc Yến Phương chia sẻ phụ nữ với khả năng thích ứng linh hoạt, kiên trì sẽ đưa công ty vượt qua các cuộc khủng hoảng.

 

Theo bà Yến Phương, các tổ chức do nữ lãnh đạo dẫn dắt sẽ là môi trường lý tưởng để phát triển tài năng và trao quyền cho những nữ lao động trẻ, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những nữ lãnh đạo hiện nay không chỉ phải đối mặt với áp lực công việc mà còn đảm nhận trách nhiệm trong gia đình. Thành công của họ không thể thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và người thân, những nguồn sức mạnh tinh thần quan trọng giúp họ tự tin trong vai trò lãnh đạo.

 

Các ý kiến chia sẻ của lãnh đạo Vietjet đã nhận được sự đồng tình từ các đại biểu tham dự, niềm tin vào sự thành công của Vietjet với những nữ lãnh đạo. Thế giới đã và đang bước vào kỳ nguyên ESG và phát triển công nghệ. Việt Nam đã đến lúc vào thời kỳ thúc đẩy bình đẳng giới thông qua mở rộng quan hệ với các tổ chức vì sự tiến bộ của nhụ nữ, truyền thông nhận thức của phụ nữ trẻ học ngành công nghệ để làm chủ công nghệ trong tương lai, làm chủ AI để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, góp phần vào chương trình bình đẳng giới, ủng hộ phụ nữ lãnh đạo để giá trị cuộc sống nâng cao.