VHO - Sau 9 năm, tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã trở về trạng thái cũ. Từng được kỳ vọng là bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại của Hà Nội, tuyến phố này giờ trở nên nhếch nhác và phản cảm khi rác thải bủa vây khắp nơi.
Phố Lê Trọng Tấn năm 2016 được chọn thí điểm là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội
Phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) năm 2016 được chọn thí điểm là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội.
Khi đó, tuyến phố này lòng đường được mở rộng gấp 3 lần, chiều dài mở rộng hơn 1,5km, điểm đầu giao với đường Trường Chinh, điểm cuối giao với đường phía đông sông Lừ.
Cùng với đó, các hộ kinh doanh trên tuyến đường này được yêu cầu thiết kế biển theo màu xanh, đỏ và trắng và được đồng bộ hóa về kích cỡ.
Biển quảng cáo phải có chiều cao so với mặt đất 3,2-3,3m, chiều cao biển hiệu là 1,1m; độ dài biển quảng cáo tùy theo mặt tiền và bố trí xen kẽ.
Các hộ kinh doanh trên tuyến đường này khi đó được yêu cầu thiết kế biển theo màu xanh, đỏ và trắng và được đồng bộ hóa về kích cỡ. Đến giờ, chỉ còn rất ít cửa hàng tồn tại những biển quảng cáo "kiểu mẫu" này
Thời gian đó, việc triển khai tuyến phố “kiểu mẫu” Lê Trọng Tấn khiến báo chí và dư luận tốn khá nhiều giấy mực. Các chuyên gia, người dân cũng đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi cũng như hiệu quả đem lại.
Sau 9 năm, tuyến phố này giờ cũng chẳng khác gì những tuyến phố khác, không còn ai nhắc tới “tuyến phố kiểu mẫu” nữa.
Hiện tại, biển quảng cáo lộn xộn, vỉa hè bị chiếm dụng, lòng đường thành điểm trông xe, các điểm thu gom rác và rác thải có mật độ dày… tạo sự nhếch nhác cho tuyến phố.
Đặc biệt, rác thải vây quanh bên ngoài Bảo tàng Phòng không-Không quân phía đường Lê Trọng Tấn khiến người dân và du khách khó khăn khi di chuyển qua đây.
Sau 9 năm, trên phố Lê Trọng Tấn, nhiều biển hiệu mới thay thế những biển quảng cáo "kiểu mẫu". Nguyên nhân là do thay đổi chủ cửa hàng. Những chủ cửa hàng thiết kế cửa hàng cũng thay đổi biển quảng cáo theo thương hiệu và nhận diện thương hiệu của riêng mìnhTrước cửa nhà sinh hoạt cộng đồng, vỉa hè bị chiếm dụng làm chỗ bán trà đá, xếp bàn ghế của một quán ăn gần đóVỉa hè cũng làm nơi phân loại hàng trước khi chuyển giao đến tay người muaĐặc biệt, phía vỉa hè bên ngoài Bảo tàng Phòng không Không quân trên phía đường Lê Trọng Tấn, điểm thu gom rác bao vây hàng chục mét khiến người đi đường thấy phản cảm khi nhìn vào bên trong Bảo tàngHàng chục xe chứa rác xếp hai hàng dưới lòng đường bên hông Bảo tàng Phòng không Không quânTrên vỉa hè, xe thu gom rác xếp san sát trên vỉa hè ngay lề đườngNhững xe chứa rác để bất kể đêm ngày chắn lối đi, cản trở giao thông trên tuyến đường luôn đông đúc không chỉ vào giờ cao điểmNước thải chảy xuống từ những xe thu gom rác bốc mùi hôi nồng nặc, đặc biệt là khi trời nắngTrên vỉa hè, những người thu gom rác thu nhặt "chiến lợi phẩm" ngay trên vỉa hè"Chiến lợi phẩm" sau những cuộc thu gom rác bày la liệt vỉa hè, chắn hết lối đi. Người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đườngDo điểm thu gom rác, xe chứa rác bố trí trên vỉa hè gần đường, người đi bộ chỉ còn một lối đi nhỏ cạnh tường và điểm gom rácTrên đoạn đường khoảng 1,5km của phố Lê Trọng Tấn, có 4 điểm gom rác tạo nên sự nhếch nhác và phản cảmNhững điểm thu gom rác này đã khiến người dân quanh khu vực này thất vọng về tuyến phố "kiểu mẫu" đầu tiên của Hà NộiTrên vỉa hè là nơi thu gom rác, nơi để xe chở rác. Dưới lòng đường là điểm trông giữ xe ô tô. Cách điểm thu gom rác vài mét là điểm đỗ xe buýt. Người dân đợi xe buýt phải ngửi mùi hôi nồng từ những điểm thu gom rác này