Ninh Thuận:

Huyện Ninh Hải tập trung cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo

XUÂN HƯỚNG

VHO - Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) cho trẻ em luôn trên địa bàn luôn được huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận chú trọng, quan tâm, góp phần cải thiện tầm vóc trẻ em nghèo, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Huyện Ninh Hải tập trung cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo - ảnh 1

Tập huấn nâng cao năng lực trong công tác truyền thông tại cộng đồng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 

 UBND huyện Ninh Hải giao Trung tâm Y tế phối hợp các xã, trị trấn thuộc huyện triển khai dự án “Cải thiện dinh dưỡng” cho trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn (2021-2025). Từ năm 2022, Trung tâm Y tế phối hợp các đơn vị triển khai dự án đồng bộ trên địa bàn 9 xã, thị trấn thuộc huyện.

Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải cho biết: Chỉ tính riêng năm 2023, Trung tâm Y tế đã tập huấn hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho 68 người là: Cán bộ y tế (làm công tác quản lý và làm công tác dinh dưỡng), đội ngũ Y tế thôn (những người hỗ trợ công tác Y tế) của 9 xã, thị trấn.

Tập huấn nâng cao năng lực trong công tác truyền thông tại cộng đồng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho 149 người là cán bộ y tế làm công tác dinh dưỡng Trưởng thôn, Phụ nữ thôn, Y tế thôn (những người hỗ trợ công tác Y tế) của 9 xã, thị trấn.

Huyện Ninh Hải tập trung cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo - ảnh 2

Trung tâm Y tế tiếp tục phối hợp các đơn vị triển khai hoạt động khảo sát định kỳ cân, đo trẻ trẻ dưới 16 tuổi

 Hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tỉ lệ SDD thấp còi của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2023, có tổng số 2.204 trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được cân đo về cân nặng, chiều cao, đạt 99,72% số trẻ em toàn huyện; trong đó có 425 tẻ em SDD thấp còi (104 dưới 5 tuổi SDD thấp còi, 321 tẻ từ 6 đến dưới 16 tuổi SDD thấp còi).

Trung tâm Y tế đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống SDD, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 0-16 tuổi như: Cung cấp gói dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi, cấp viên sắt cho trẻ em gái vị thành niên, bà mẹ mang thai, cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ SDD; tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 5 tuổi 2 lần/năm.

 Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế, viên chức y tế và các ban ngành có liên quan làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất tại các điểm triển khai kế hoạch; giám sát hỗ trợ kỹ thuật, giám sát thu thập số liệu, phối hợp các đoàn giám sát liên ngành của xã, phường thực hiện tại địa phương.

Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng VHTT huyện tuyên truyền  tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” tại 9 xã, thị trấn trong huyện; tổ chức 16 buổi có 425 người đến nghe nói chuyện nhóm với chuyên đề về sức khỏe và dinh dưỡng cho người trực tiếp nuôi trẻ dưới 16 tuổi SDD thấp còi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo...

Năm 2024, Trung tâm Y tế tiếp tục phối hợp các đơn vị triển khai hoạt động khảo sát định kỳ cân, đo trẻ trẻ dưới 16 tuổi.

Huyện Ninh Hải tập trung cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nghèo - ảnh 3

Trung tâm Y tế đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống SDD, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai 

 Ông Trần Văn Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải cho biết: Qua triển khai  dự án “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã đạt được một số kết quả bước đầu. Số trẻ em SDD thuộc các đối tượng nghèo được phát hiện sớm và được tư vấn dinh dưỡng để chăm sóc kịp thời.

Theo ông Trần Văn Hương cho rằng, bất cập hiện nay, kinh phí thực hiện của dự án “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cấp quá nhiều so với các hoạt động cải thiện dinh dưỡng cần triển khai, đồng thời đối tượng hưởng lợi trong phạm vi gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đa số là người già neo đơn (những hộ này không có đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi). Trẻ em từ 0 - 5 tuổi thì thường gia đình trẻ lại không thuộc hộ nghèo nên không phải là đối tượng của chương trình. 

Ông Trần Văn Hương đề nghị, cần mở rộng đối tượng được hưởng lợi từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để hầu hết trẻ em nghèo SDD được chăm sóc phát triển tốt hơn về thể chất lẫn trí tuệ.