Hỗ trợ hơn 36 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

VHO- Ngày 26.12, tại Hà Nội, Bộ LĐ,TB &XH tổ chức hội nghị tổng kết một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, tính đến ngày 30.6.2022, cả nước đã hỗ trợ cho khoảng 36,4 triệu người lao động, 394 nghìn đơn vị sử dụng lao động và 508 nghìn hộ kinh doanh với tổng số tiền là khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng.

Hỗ trợ hơn 36 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Anh 1

Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại Hội nghị

Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trên có một số hạn chế như trong giai đoạn đầu, có nội dung còn chưa sát thực tiễn nên phải sửa đổi, bổ sung, thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, dự báo dẫn tới việc đánh giá tác động chính sách, dự liệu đối tượng, nguồn lực triển khai một số chính sách chưa thực sự phù hợp. Một số địa phương còn thiếu nhất quán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, việc rà soát đối tượng, cấp phát kinh phí chưa kịp thời dẫn đến việc giải quyết, chi trả chế độ còn chậm do phạm vi thực hiện rộng, đối tượng thụ hưởng đa dạng, phức tạp trong khi nguồn lực có hạn, phải tổ chức triển khai trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và có lúc, có nơi sự phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ còn nhiều hạn chế, dẫn đến độ chính xác trong việc lập danh sách, rà soát, xác minh đối tượng ở nhiều địa phương chưa cao.

“Song nhìn chung các chính sách hỗ trợ đã được ban hành nhanh chóng, kịp thời; nội dung các chính sách được xây dựng bám sát theo yêu cầu thực tiễn; điều kiện, thủ tục, hồ sơ được thiết kế đơn giản, linh hoạt; công tác tổ chức thực hiện được triển khai đồng bộ; kết quả đã thực hiện hỗ trợ được một số lượng lớn đối tượng trong thời gian ngắn, góp phần tích cực cho việc duy trì ổn định cuộc sống của người lao động, hỗ trợ cho người sử dụng lao động sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định, trật tự, an toàn xã hội”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.

Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 với 12 chính sách, tập trung vào 2 nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19, chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp, với 4 nguyên tắc cơ bản: hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch; thiết kế chính sách minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm tới 2/3 so với Nghị quyết 42/NQ-CP; đảm bảo chính sách có tính khả thi và mỗi đối tượng chỉ thụ hưởng một chính sách.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 với 12 chính sách, tập trung vào 2 nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19, chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp, với 4 nguyên tắc cơ bản: hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch; thiết kế chính sách minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm tới 2/3 so với Nghị quyết 42/NQ-CP; đảm bảo chính sách có tính khả thi và mỗi đối tượng chỉ thụ hưởng một chính sách. Trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai tổ chức thực hiện, Bộ LĐ,TB&XH đã chủ động thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải đáp các nội dung chính sách, lập 6 số điện thoại để hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận gần 25.000 cuộc gọi đề nghị giải đáp của người dân, người lao động và người sử dụng lao động (trung  bình 1.200 cuộc gọi/ngày; có ngày cao điểm lên đến 1.500 cuộc gọi/ngày), đồng thời cung cấp đường dây nóng để tiếp nhận các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; thiết lập chuyên mục hỏi - đáp về chính sách hỗ trợ, hồ sơ thủ tục trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ, trong đó tập trung vào các nhóm chính sách hỗ trợ có nhiều thắc mắc để người dân, người lao động, người sử dụng lao động…

 

N.KHANG

 

 

Ý kiến bạn đọc