Thử đề xuất về “Lễ hội tình yêu” của Việt Nam

VHO - Thiên tình sử của Chử Đồng Tử và Tiên Dung là một cuộc tình bất tử, vừa thể hiện khát vọng, ước mơ của đôi lứa, vừa thể hiện truyền thống tốt đẹp, đạo lý nhân bản của các thế hệ người Việt Nam, sẵn sàng vì tình yêu mà vượt qua những ước lệ khắt khe bất hộ đối môn đăng để đi đến cuối cùng là có một tình yêu, một hạnh phúc gia đình.

Thử đề xuất về “Lễ hội tình yêu” của Việt Nam - Anh 1

 Đền Đa Hòa (Văn Giang, Hưng Yên), nơi thờ Chử Đồng Tử, một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Ảnh: NGỌC DIỆP 

 Và phải chăng, từ thiên tình sử ấy chúng ta hướng tới một lễ hội tình yêu nam nữ của thanh niên Việt Nam, để nó trởthành bài học nhân văn sâu sắc mà muôn đời các thế hệ, nhất là các thế hệ trẻ phải gìn giữ nâng niu và không ngừng phát huy. 
Tập quán, truyền thống về tình yêu lứa đôi của người Việt từ xa xưa và gần như đã trởthành ước lệ, đó là “môn đăng hộ đối”. Nghĩa là hai bên gia đình, con trai, con gái phải tương xứng nhau về trình độ, học vấn, tài năng, của cải và sắc đẹp… Dù là như thế, nhưng câu chuyện thiên tình sử của Chử Đồng Tử và Tiên Dung lại hoàn toàn không có môn đăng hộ đối một chút nào. Chử Đồng Tử là một chàng trai rất nghèo khổ, không nhà không cửa, đến mảnh vải che thân cũng không có nổi, ngày ngày ởtrần bắt cá trên sông. Ngược lại, Tiên Dung lại là công chúa của Hùng Vương, quyền quý cao sang. Thân thế và hoàn cảnh của hai bên thật trái ngược nhau, thế mà họ vẫn đến với nhau, thành vợ thành chồng, hạnh phúc bên nhau, cùng nhau giúp dân canh tác, trừ dịch… 
Đây thực sự là một tình yêu đầy chất nhân văn mà tổ tiên ta đã xây dựng lên, gìn giữ, bảo lưu trải mấy ngàn năm qua. Có lẽ trên thế giới này, không có một dân tộc nào có được một tình yêu cao đẹp và ý nghĩa đạo lý như thế. Đành rằng, thế giới đang có một câu chuyện tình yêu có tên là Valentine, diễn ra vào ngày 14.2 hằng năm. Thanh niên Việt Nam cũng đang hưởng ứng ngày lễ tình yêu này, bởi thế đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét và tiến tới lấy cuộc tình thiên sử của Chử Đồng Tử và Tiên Dung là “Ngày Tình yêu của thanh niên Việt Nam”. Tổ chức lễ hội tình yêu thanh niên chính là chúng ta nối tiếp truyền thống đạo lý, nhân văn của người Việt Nam. Tự ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã có ý thức đề cao giá trị và mục đích của tình yêu là hạnh phúc lứa đôi, không nhất thiết phải “môn đăng hộ đối”, giàu nghèo hay sang hèn. Qua đó giáo dục và nâng cao nhận thức đúng đắn về tình yêu cho thanh niên Việt Nam thời đại mới, với mục đích cuối cùng của tình yêu là phải được hạnh phúc trong sự tiến bộ chung của dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Thực tế hiện nay ởmột số địa phương có liên quan đến câu chuyện về thân thế, sự nghiệp, hành tích (dù là huyền thoại dân gian), hằng năm người ta vẫn tổ chức lễ hội để tri ân cặp tình duyên Chử Đồng Tử và Tiên Dung như ởĐa Hòa, Dạ Trạch, Mạn Trù, Tự Nhiên. 
Và kể cả những địa phương dù không có dấu tích gì, chỉ đơn thuần là Thành hoàng làng, người ta vẫn tổ chức lễ hội thông thường như các lễ hội tri ân Thành hoàng làng theo phong tục thờ thần với những vị có công với dân bản địa hoặc đất nước. Thậm chí có những địa phương không hề có liên quan gì đến lịch sử mà chỉ đơn giản là cận kề, tiếp giáp các địa danh lịch sử có liên quan đến cuộc gặp gỡ tình duyên ấy, mà người ta cũng cố tình mượn ghép, góp nhặt các tình tiết để tạo lên một lễ hội cũng mang tên là lễ hội tình yêu. Đành rằng nội dung của lễ hội ấy không hề có một giá trị lịch sử nào, nhưng dù sao cũng để cho chúng ta phải nghĩ tới việc phải tạo dựng, đáp ứng cho thế hệ thanh niên Việt Nam có một ngày tình yêu mang bản sắc dân tộc Việt Nam. 
Bởi thế, nếu có được một lễ hội tình yêu với chủ đề “Ngày Tình yêu của thanh niên Việt Nam” sẽ là cơ hội cho thanh niên được giao lưu, trải nghiệm về mọi lĩnh vực của cuộc sống mà tuổi trẻ cần phải có, phải được thụ hưởng. Đặc biệt là cơ hội để thanh niên được gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về nhiều vấn đề của lứa tuổi từ chuyện tình yêu, xây dựng gia đình đến quá trình phấn đấu trưởng thành, lập nghiệp, cống hiến cho đất nước. Cuối cùng có được một tình yêu thật sự hạnh phúc. Thiển nghĩ, địa điểm tổ chức lễ hội sẽ nghiên cứu trên cơ sởmột số yêu cầu. Trước hết là không gian lịch sử có liên quan đến cuộc hội ngộ duyên tình, hành trang, sự nghiệp của Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Căn cứ vào những truyền thuyết, đặc biệt là địa danh còn mang tên thông qua văn tự cổ thì có hai địa danh đang hiện hữu cần xem xét tới. 
Một là Mạn Trù. Mạn Trù theo nghĩa của Hán tự thì đây chính là nơi Tiên Dung quây màn để tắm (Trù nghĩa là màn quây). Hai là Dạ Trạch. Dạ Trạch theo nghĩa của Hán tự là miền đất qua một đêm (Dạ là đêm, Trạch là đất). Căn cứ vào lịch sử lưu truyền và tên địa danh thì một trong hai địa điểm ấy có thể tổ chức lễ hội là phù hợp. Nhưng với Dạ Trạch thì có ý nghĩa hơn, nhất là giá trị văn hóa. Bởi vì phải chăng tình yêu cao đẹp ấy của chàng trai nghèo với một người con gái cao sang quyền quý đã mãn nguyện hóa thân vào trời mây. Thật lãng mạn mà muôn đời muôn kiếp vẫn cứ âm vang ngợi ca. 
Cũng từ ý nghĩa của địa danh nơi Tiên Dung, Chử Đồng Tử cùng hóa lên trời sau một đêm, lễ hội này cần nên xây dựng ở đây một khu lưu niệm đặc biệt mang tên “Bãi đá tình yêu lưu ký thời gian”. Đó là một vườn đá có những tấm đá vuông kích thước 20x20cm. Kích thước này là biểu trưng của tuổi thanh niên. Hình thức vuông là thể hiện sự vuông vắn, vẹn toàn. Vườn đá để cho những cặp đôi trước khi thành hôn với nhau, hai người về đây vào đền lễ thánh, sau đó họ sẽ ra vườn đá khắc tên và ngày cưới vào viên đá đó để mãi mãi lưu ký tại đây, làm minh chứng và kỷ niệm cho muôn đời các thế hệ cháu con. Cũng từ những ký tự khắc trên đá này mà cháu con của chúng ta sẽ tự hào về những mối duyên tình của tổ tiên đã qua. 
 Tổ chức lễ hội tình yêu thanh niên chính là chúng ta nối tiếp truyền thống đạo lý, nhân văn của người Việt Nam. Tự ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã có ý thức đề cao giá trị và mục đích của tình yêu là hạnh phúc lứa đôi, không nhất thiết phải “môn đăng hộ đối”, giàu nghèo hay sang hèn.

 NGUYỄN NGUYÊN HOÀI 

Ý kiến bạn đọc