Chung một sợi dây di sản văn hóa gắn kết cộng đồng
VHO- Sáng 18.11, tại đền Trấn Vũ đã diễn ra hoạt động giao lưu trình diễn nghi lễ và trò chơi kéo co với sự tham gia của Hội Kéo co Gijisi (Hàn Quốc) và 7 cộng đồng kéo co tại Việt Nam, gồm: Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ, kéo mỏ ở thôn Xuân Lai, kéo mỏ ở thôn Ngải Khê, kéo co ở thôn Hữu Chấp, kéo song ở thị trấn Hương Canh, kéo co ở thôn Hòa Loan, kéo co của cộng đồng người Tày.
Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Nam có 4 địa phương, gồm,Hà Nội,Bắc Ninh, Lào Cai và Vĩnh Phúc có di sản được ghi danh.
Đây là lần đầu tiên 7 cộng đồng thực hành Nghi lễ và trò chơi kéo co tại Việt Nam và Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) hội tụ tại thủ đô Hà Nội để cùng nhau chia sẻ và trình diễn, giới thiệu di sản của cộng đồng mình. Thông qua Di sản văn hóa, chung một sợi dây gắn kết cộng đồng, đoàn kết và hữu nghị, kết nối giữa con người với nhau, sống hòa với thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình.
Các đoàn vào làm lễ tại đền Trấn Vũ được các em học sinh chào đón với cờ hoa của các nước thể hiện tinh thần đoàn kết, hữu nghị
Đại diện các đội tham gia làm lễ tại của đền Trấn Vũ ( (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội)
Đại diện các đội tham gia dâng cây mây lên ba lần để làm lễ cúng tại đền Trấn Vũ
Trai tráng đưa dây mây qua cột kéo co được làm bằng gỗ lim, sơn đỏ và chôn đất
Điểm đặc biệt của kéo co ngồi đền Trấn Vũ là các đội ngồi bệt, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo
Kéo mỏ ở thôn Ngải Khê (huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội)
Kéo song ở thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc)
Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai (huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội)
Thầy cúng làm nghi lễ tâm linh trước khi trình diễn Kéo co của cộng đồng người Tày
Các tràng trai cô gái người Tày (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) trình diễn Kéo co của cộng đồng người Tày
Kéo co ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Điều đặc biệt du khách đến xem có thể tham gia vào kéo
Đoàn kéo co ở thôn Hữu Chấp (Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) với lực lượng hùng hậu và trình diễn kéo co hết sức ấn tượng
Phần được người dân, du khách và 7 cộng đồng kéo co của Việt Nam mong đợi nhất làgiao lưu, trình diễn Nghi lễ và trò chơi kéo co với Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc) với dây kéo đươc bện bằng rơm và thu nhỏ so với dây nguyên mẫu tại Hàn Quốc có thể dài đến hàng trăm mét, nặng tới cả chục tấn. Sau phần giao lưu Hội Kéo co Gijisi đã tặng sợi dây cho đền Trấn Vũ, đây là một món quà văn hóa độc đáo, thể hiện tình hữu nghị và gắn kết cộng đồng, giao lưu nhân dân giữa hai đất nước
VĂN HẢI - KHÔI NGUYÊN - PHẠM MINH - VIẾT HƯNG - VĂN QUYẾT