Sớm tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh

VHO- Kết quả của đợt khảo cổ di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) đã làm rõ về diễn biến địa tầng, kết cấu nền móng của công trình. Qua đó, bổ sung cứ liệu khoa học quan trọng để nghiên cứu và xây dựng phương án tu bổ, phục hồi di tích gần 220 năm này.

Sớm tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh - Anh 1

Hiện trường khai quật khảo cổ tại di tích điện Cần Chánh, Tử Cấm thành, Đại Nội Huế

Theo sử liệu, điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804 thời vua Gia Long, đến khi bịphá hủy vào năm 1947 thì công trình đã từng được tu sửa 11 lần với những mức độ khác nhau, qua các thời vua triều Nguyễn. Chính vì thế, việc khai quật khảo cổ lần này rất quan trọng trong việc xác định diễn biến địa tầng, kết cấu nền móng kiến trúc của công trình. Từ đó, cung cấp những cứ liệu khoa học chân xác, phục vụ cho việc nghiên cứu tái thiết điện Cần Chánh.

Đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật hơn 200m2, triển khai ở 4 mặt nền móng kiến trúc và khu vực trung tâm với 7 hốkhai quật cùng hốthám sát trong lòng nền cũng như phát quang, thăm dò ở hai bên hiên phía đông và tây. Ông Nguyễn Ngọc Chất, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam cho biết, đợt khảo cổ lần này đã làm rõ được diễn biến địa tầng, quy mô, kết cấu nền móng kiến trúc điện Cần Chánh qua các giai đoạn lịch sử. Từ diễn biến địa tầng có thểxác định vịtrí xây dựng điện Cần Chánh trước đây là một vùng đất trũng, thấp, nước tùđọng lâu năm, có thểlà ao hồ, hoặc đường nước cổ có liên quan đến sông Hương, sông Kim Long trong lịch sử.

Sớm tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh - Anh 2

 Một hố đào ở mặt phía nam nền móng điện Cần Chánh

Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, hai bên bờcủa đường nước đó đã có cư dân sinh sống, có thểlà những công trình kiến trúc, hoặc khu sinh hoạt phục vụ đời sống của tầng lớp quý tộc trong cung phủcủa chúa Nguyễn. Chính vì thế vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long, khi xây dựng điện Cần Chánh đã có những giải pháp xử lý để ổn định địa chất cho nền móng công trình được vững chắc. Kỹ thuật xử lý gia cốmóng bó và móng trụ đặt chân tảng kê cột ở điện Cần Chánh đã cho thấy rõ điều đó. “Có thểnói, kỹ thuật xử lý nền móng của điện Cần Chánh trong giai đoạn xây dựng buổi đầu dưới thời Gia Long là những giải pháp kỹ thuật hết sức khoa học, và hiện nay vẫn còn nguyên giá trịđểáp dụng khi xây dựng các công trình kiến trúc trên vùng đất yếu”, ông Nguyễn Ngọc Chất thông tin.

Các chuyên gia của đoàn khảo cổ cũng kiến nghịrằng, trước khi tiến hành nghiên cứu tái thiết điện Cần Chánh, cần thực hiện khoan thăm dò địa chất đểxác định tính chất, tác động của địa chất, đưa ra những giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất nhằm đảm bảo công trình sau khi được tái thiết sẽkhông rơi vào tình trạng sụt lún như đã diễn ra trong lịch sử. Đồng thời, xem xét nghiên cứu kết cấu, quy mô kiến trúc của điện Cần Chánh thời Khải Định đểtái thiết, bởi thời điểm đó công trình này là một trong những công trình tiêu biểu của nhà Nguyễn và giai đoạn này có đầy đủhình ảnh, thông tin về cách bài trí nội thất, trang trí công trình. Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cốđô Huế, đơn vịđang triển khai các hồ sơ, thủtục nhằm sớm tổ chức dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh” trong năm 2024. Thực tế, quá trình nghiên cứu về điện Cần Chánh đã được triển khai từ hàng chục năm trước với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế; trong đó có các chuyên gia đến từ Đại học Waseda (Nhật Bản). Cũng trong suốt hàng chục năm qua, Trung tâm cũng triển khai nghiên cứu, thu thập được rất nhiều tư liệu, hình ảnh quý về công trình di tích này. Cùng với kết quả của đợt khảo cổ điện Cần Chánh lần này đã có thêm nguồn cứ liệu khoa học cho việc triển khai phương án trùng tu.

Sớm tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh - Anh 3

 Hố đào ở phía đông di tích điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long, và bịphá hủy hoàn toàn vào năm 1947. Đây là một trong những công trình nằm trên trục thần đạo của Hoàng thành Huế cùng với Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Đại Cung môn, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung… Hiện nay, các công trình di tích trên trục thần đạo đang được bảo tồn tu bổ như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung…, nhiều chuyên gia và cộng đồng kỳ vọng điện Cần Chánh sẽsớm được triển khai tu bổ, phục hồi. Dưới thời Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hằng tháng, đồng thời đây cũng là nơi tổ chức tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình. Theo các tư liệu, trước khi bịphá hủy, điện Cần Chánh có kết cấu: Chính điện có 5 gian và 2 chái kép, tiền điện có 7 gian và 2 chái đơn.

Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 vào tháng 10.2021, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghịquyết phê duyệt chủtrương đầu tư dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh” với kinh phí gần 200 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh quản lý. Dự kiến dự án sẽđược triển khai trong vòng 4 năm kểtừ ngày khởi công. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, những giá trịkiến trúc của điện Cần Chánh đã thểhiện được tài nghệ của các nghệ nhân và sự hiểu biết sâu sắc trong hoạt động xây dựng kiến trúc cung đình triều Nguyễn, thểhiện giá trịđặc sắc và tinh hoa nghệ thuật của dân tộc Việt Nam thời bấy giờ. Chính vì vậy, việc đầu tư tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh là vô cùng cần thiết đểphục hồi di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Công trình di tích điện Cần Chánh sau khi phục hồi sẽgóp phần quan trọng trong mục tiêu từng bước phục hồi và hoàn chỉnh diện mạo của Tử Cấm thành - Đại Nội Huế. 

 SƠN THÙY

Ý kiến bạn đọc